- Ông Casey Lau, người cùng ông sáng lập StartupsGBA - hệ sinh thái khởi nghiệp nổi tiếng tại Hong Kong (Trung Quốc), từng nói hai thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp thành công gồm cộng đồng và sự kèm cặp từ công ty đi trước dành cho startup non trẻ. Ông có đồng quan điểm này không?
- Chắc chắn rồi. Với chúng tôi, các công ty khởi nghiệp là một đội ngũ, đến với nhau để tạo sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong bối cảnh nhiều bất ổn và thách thức. Trước khó khăn phải đối mặt, việc tương tác trong cộng đồng rất quan trọng với startup. Thông qua cộng đồng này, mọi người có thể học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong suốt hành trình.
Người giàu kinh nghiệm nhờ thất bại nhiều hơn nên cố vấn cho các công ty khởi nghiệp trẻ, giúp họ tăng trưởng và tránh sai lầm "đàn anh" từng gặp.
Ông Gene Soo - đồng sáng lập StartupsGBA. |
- Ông đánh giá thế nào về yếu tố cộng đồng và kèm cặp ở Việt Nam?
- Những yếu tố này đã tồn tại ở Việt Nam, điển hình như nỗ lực trong các sáng kiến của Tập đoàn Viettel. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam cần tổ chức hoạt động thường xuyên để phát triển hệ sinh thái. Đặc biệt, đất nước bạn phải xây dựng môi trường bền vững nhằm duy trì và mở rộng nỗ lực xây dựng hệ sinh thái này.
- Nếu so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và Hong Kong, ông thấy hai bên có thể học tập gì ở nhau?
- Tôi nghĩ Hong Kong (Trung Quốc) có thể học sự đồng cảm, thấu hiểu khách hàng và ứng dụng vào sáng kiến khởi nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam nên tham khảo doanh nhân Hong Kong (Trung Quốc) cách xây dựng đội ngũ, sản phẩm, mở rộng hoạt động ra khu vực và quốc tế.
- Các startup sẽ được lợi khi có người đi trước dẫn dắt. Tuy nhiên, công ty lớn, "đàn anh" sẽ được gì khi hỗ trợ startup?
- Các tập đoàn lớn sẽ áp dụng cách làm việc nhất định trong thời gian dài. Ngược lại, một startup có năng lực lại đưa ra cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề. Bằng cách làm việc với họ, công ty lớn có thể học cách xử lý linh hoạt, giải quyết vấn đề với sự tập trung cao và nhanh chóng.
- Điểm khó lớn nhất của startup để quốc tế hóa sản phẩm sau khi gọi vốn thành công là gì?
- Điều khó nhất khi khởi nghiệp là từ chối điều không quan trọng. Có nhiều cơ hội trên thị trường, nhưng startup không thể nắm bắt tất cả cùng lúc. Họ cần biết ưu tiên, từ chối và lựa chọn cơ hội hợp lý, tập trung vào điều quan trọng để dấn thân.
- Các doanh nghiệp lớn có thể giúp startup ra sao?
- Công ty khởi nghiệp thường giỏi giải quyết vấn đề, nhưng không giỏi bán hàng hoặc xây dựng mối quan hệ kinh doanh. Trong khi đó, tập đoàn có kinh nghiệm bán hàng, thiết lập mạng lưới mối quan hệ kinh doanh rộng, có thể giúp startup đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường.
- Theo ông trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế, doanh nghiệp lớn hay startup có vai trò lớn hơn?
- Sự kết hợp của cả hai sẽ tạo ra tác động lớn nhất. Trong thế giới hiện đại, mọi thứ chuyển động nhanh chóng và được số hóa. Cách thức kinh doanh thay đổi không ngừng, nếu tập đoàn lớn tiếp tục hoạt động theo lối mòn, tầm ảnh hưởng có thể suy giảm nhanh chóng.
Ông Gene Soo đánh giá cao nỗ lực của Viettel. |
- Chương trình Viet Solutions có thể đóng góp gì vào quá trình đó?
- Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi phải tìm hiểu lý do, mục tiêu và cách thức. Viet Solutions cung cấp kiến thức sâu sắc về vấn đề này, bằng cách đánh giá các công ty và hệ sinh thái khởi nghiệp, tập hợp cộng đồng startup để trao đổi ý tưởng.
- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Tập đoàn Viettel trong quá trình chuyển đổi số quốc gia thông qua chương trình này?
- Theo tôi, Tập đoàn Viettel “think out of the box” (tư duy theo hướng mới) và có tầm nhìn xa, đi trước đón đầu quá trình phát triển. Đây là những đặc điểm của các công ty tồn tại lâu dài.
Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia (Viet Solutions) được tổ chức bởi Bộ TT&TT và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), nhằm tìm ra sản phẩm/giải pháp công nghệ sáng tạo, có khả năng ứng dụng vào ngành, lĩnh vực xã hội trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Viet Solutions có 3 giải thưởng, gồm: Một giải nhất trị giá 200 triệu đồng, một giải nhì 100 triệu đồng, một giải ba 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, cuộc thi mang đến đặc quyền:
Cơ hội ký hợp đồng kinh doanh với Viettel, hưởng phần chia lợi nhuận đến 75%.
10 đội vào chung kết được đào tạo kỹ năng cần thiết từ các chuyên gia quốc tế và Việt Nam.
3 đội đứng đầu được tài trợ toàn bộ chi phí tham dự cuộc thi quốc tế C1 Startup tại Mỹ với tổng giá trị giải thưởng 50.000 USD hoặc tham dự Hội nghị di động thế giới (MWC) 2021 tại Barcelona (tùy tình hình dịch bệnh Covid-19).
Viet Solutions 2020 nhận hồ sơ dự thi theo mẫu đăng ký tại website vào 8h ngày 8/7 và kết thúc vào 23h59 ngày 25/9.
Bình luận