Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hệ lụy từ phong trào 'xuất khẩu' trẻ em Hàn sang Mỹ

Khi đưa con sang Mỹ để làm con nuôi, nhiều phụ huynh hy vọng chúng sẽ hưởng cuộc sống thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ hoàn toàn không cảm thấy hạnh phúc.

1
Amy Ginther và mẹ đẻ trong căn nhà ở Gimcheon, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. Ảnh: New York Times

Amy Ginther ngồi cạnh bàn ăn cùng với các thành viên trong gia đình tại Gimcheon, Hàn Quốc nhưng cô chỉ có thể nói chuyện với họ bằng tiếng Anh. Do làm con nuôi ở Mỹ từ lúc còn quá nhỏ nên Ginther quên tiếng mẹ đẻ, New York Times đưa tin.

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Hàn Quốc là nơi “xuất khẩu trẻ em” ra thế giới. Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, trong vòng hơn sáu thập kỷ qua, 165.000 trẻ em Hàn Quốc đến hơn 15 quốc gia. Phần lớn các em tới Mỹ. Ginther là một trong những đứa trẻ đó. Một gia đình ở Mỹ nhận cô vào năm 1983. 

Trở lại Hàn Quốc vào năm 2009, cô nhờ các tổ chức cho con nuôi tìm gia đình. Mẹ đẻ của Ginther nghĩ rằng việc cho con gái đi làm con nuôi sẽ giúp cô có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, những trải nghiệm của Ginther lại khác xa so với kỳ vọng của đấng sinh thành.

“Cha mẹ nuôi chăm sóc tôi một cách tận tình nhưng luôn cảm thấy mất mát, tổn thương và buồn vì phải cách xa gia đình, mất mối liên hệ về huyết thống và bị cách ly với văn hóa tại nơi mà tôi sinh ra” Amy Ginther tâm sự.

Monte Haines là một người có cảnh ngộ giống Ginther. Anh cũng là một người Hàn Quốc và một cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi anh vào năm 1978 - khi anh mới 8 tuổi.

3
Laura Klunder và mã con nuôi trên tay khi cha, mẹ để cô sang Mỹ. Ảnh: New York Times

“Tuổi thơ của tôi khá dữ dội. Lúc còn đi học, tôi thường bị những đứa trẻ khác bắt nạt vì màu da của tôi không giống chúng hay vì tôi không phải người Mỹ. Mỗi lần như vậy, tôi thường khóc và chạy về nhà rồi tự hỏi tại sao những việc đó lại xảy ra với tôi. Dường như tôi không thuộc về nơi này”, Haines thổ lộ.

Trải nghiệm mà những người làm con nuôi ở nước ngoài phải chịu đựng đã thôi thúc họ trở về Hàn Quốc để vận động mọi người chấm dứt tình trạng đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi. Họ tham gia Hội con nuôi đoàn kết Hàn Quốc (ASK) để giúp đỡ  những người cùng cảnh ngộ đoàn tụ với gia đình.

“Tôi hy vọng rằng, một ngày nào đó, các trường hợp nhận nuôi quốc tế không diễn ra nữa. Các em bé sẽ sống cùng cha, mẹ không xăm mã con nuôi như tôi nữa.” Laura Klunder, một thành viên của ASK, phát biểu.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm