Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hé lộ về người có thể trở thành tân thủ tướng Trung Quốc

Người đàn ông có thể sẽ chỉ huy nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc nói thạo tiếng Anh, thuộc một thế hệ cởi mở với các ý tưởng phương Tây nhiều hơn so với bậc tiền bối.

Hé lộ về người có thể trở thành tân thủ tướng Trung Quốc

Người đàn ông có thể sẽ chỉ huy nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc nói thạo tiếng Anh, thuộc một thế hệ cởi mở với các ý tưởng phương Tây nhiều hơn so với bậc tiền bối.

Ông Lý Khắc Cường.

Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, 57 tuổi, được đồn đoán là sẽ giữ chức thủ tướng sau đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc. Tuyên bố chính thức các vị trí lãnh đạo mới của nước này sẽ được công khai ngày 15/11, sau khi đại hội kết thúc.

Tuy thuộc thế hệ mới hơn, ông Lý vẫn là một thành viên của bộ máy lãnh đạo luôn đề cao sự nhất trí trong Đảng Cộng sản.

Ông Lý được được đồn đoán sẽ chịu trách nhiệm chính về nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới thay ông Ôn Gia Bảo về hưu. Ông từng là chủ tịch tỉnh Hà Nam năm 1998, trong những năm đại dịch AIDS đang bùng nổ. Đó cũng là thời điểm một vụ bê bối nghiêm trọng về truyền máu xảy ra ở đây. Khi chính quyền Trung Quốc công khai về các vụ việc liên quan đến bê bối 4 năm sau đó, ông Lý tỏ ra có giác quan chính trị nhạy bén, đã tìm cách đưa sự hỗ trợ của chính phủ đến với các nạn nhân.

Những năm tháng xây dựng sự nghiệp của ông Lý rất tiêu biểu cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc. Ông đến với chính trị từ thời Cách mạng văn hóa 1966 - 76, sau đó theo học Đại học Bắc Kinh danh tiếng. Khác với thế hệ lãnh đạo thứ 4, thường học về kỹ thuật, ông Lý theo ngành luật và kinh tế.

Sau khi tốt nghiệp, ông Lý tham gia công tác Đoàn thanh niên, nơi quy tụ các sinh viên và thanh niên ưu tú để chuẩn bị cho đảng.

Ông Lý từng có thời gian nỗ lực xây dựng sự hiểu biết chung giữa đoàn với các nhà hoạt động thanh niên. Sau đó ông trở thành người lãnh đạo của đoàn, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát huy sức ảnh hưởng của nó đối với giới trẻ.

Sau thời gian công tác ở Hà Nam, ông Lý sang công tác ở tỉnh miền Đông Bắc Liêu Ninh, nơi ông chủ trì việc phát triển kinh tế thu hút đầu tư của các hãng lớn trên thế giới như BMW hay Intel. Thành phố thủ phủ của Đại Liên - Liêu Ninh - tỏa sáng lấp lánh trong một kỳ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nơi các tỷ phú khắp toàn cầu sánh vai cùng các nhà lãnh đạo chính quyền và kinh tế Trung Quốc.

Trong một bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ được Wikileaks tiết lộ, ông Lý được trích lời cho biết, về kinh tế, điều mà ông thực sự quan tâm là các chỉ số về tiêu thụ điện năng, năng lực vận tải hàng hóa qua đường sắt, chỉ số tín dụng, hơn là các số liệu về tăng trưởng kinh tế.

Kể từ khi được bầu vào Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị năm 2007, ông Lý có các bước tiến chậm rãi trên con đường chính trị, trong các lĩnh vực như y tế, an toàn thực phẩm và nhà ở. Các lĩnh vực này thường bị đề cập đến với các từ ngữ như thiếu nguồn lực tài chính, ít được giám sát và giá cả cao vọt. Ông cũng không có nhiều những chuyến đi đình đám hay các bài phát biểu nổi bật.

Hồi tháng 4, tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao, nơi quy tụ các quan chức chính phủ và cộng đồng doanh nhân miền Nam Trung Quốc, ông Lý nói về yêu cầu cần cải tổ cấu trúc kinh tế Trung Quốc, về đòi hỏi có sự cân bằng, ổn định và phối hợp hơn. "Trung Quốc muốn tạo ra một thị trường cởi mở, minh bạch, công bằng, cạnh tranh và có thể dự đoán được, với môi trường pháp lý thích đáng", ông Lý nói.

Tổng bí thư Trung Quốc được bầu như thế nào? 

Đại hội toàn quốc lần thứ 18 đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang diễn ra ở Bắc Kinh. Trong kỳ đại hội, ban lãnh đạo mới sẽ được chọn lựa. Vậy việc bầu tổng bí thư diễn ra như thế nào?

Các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị CPC 17 gặp gỡ báo chí tại Bắc Kinh tháng 10/2007.

Điều lệ CPC quy định rằng, Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương CPC do các ủy viên và ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương bầu trong phiên họp toàn thể.

Cũng theo điều lệ CPC, Tổng bí thư phải là một ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và chịu trách nhiệm triệu tập các cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ và chủ trì công việc của Ban bí thư Ủy ban Trung ương.

Ban bí thư là cơ quan làm việc của Bộ Chính trị và Ban Thường vụ. Các thành viên trong ban bí thư do Ban Thường vụ Bộ Chính trị đề cử và được Ủy ban Trung ương này thông qua trong phiên họp toàn thể.

Điều lệ CPC không có quy định về yêu cầu bầu chọn Tổng bí thư theo cách có nhiều ứng cử viên.

Ủy ban Trung ương CPC 17 tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên vào ngày 22/10/2007. Trong phiên họp này, 204 ủy viên và 167 ủy viên dự khuyết đã bầu ông Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư CPC. 25 ủy viên Bộ Chính trị CPC 17 và 9 ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị cũng được bầu trong phiên họp.

Chương trình nghị sự của đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc năm nay gồm 4 nội dung cơ bản: Nghe và xem xét báo cáo do Ủy ban Trung ương lần thứ 17 trình; Xem xét báo cáo công tác của Ủy ban Thanh tra kỷ luật trung ương; Thảo luận và thông qua sửa đổi điều lệ đảng; Bầu Ủy ban Trung ương và Ủy ban Thanh tra kỷ luật trung ương lần thứ 18.

Do hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ rời chính trường vào kỳ đại hội này, nên chắc chắn Bộ Chính trị sẽ có một số gương mặt mới và cả thế giới đều đang quan tâm đến điều này.

Hai người có nhiều khả năng nhất được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc kỳ này là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được cho là sẽ giữ chức chủ tịch Trung Quốc sắp tới, và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, người nhiều khả năng sẽ trở thành thủ tướng thay ông Ôn Gia Bảo vào tháng 3/2013.

Trung Quốc thông qua danh sách bầu vào ban chấp hành trung ương

Ngày 13/11, Đoàn Chủ tịch Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức thông qua danh sách bầu Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18. Theo kế hoạch, Đại hội sẽ tiến hành bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín vào sáng hôm nay, ngày 14/11. 

Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc không nêu rõ số ứng cử viên trong danh sách cũng như số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần bầu.

Trước đó, từ ngày 11/11, các đoàn đại biểu tham dự Đại hội 18 đã tiến hành thảo luận và xem xét tư cách các ứng cử viên được đề cử.

Theo quy định bầu cử, các ứng cử viên cần có tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị tốt, có những thành tích nổi bật trong suốt quá trình công tác và được sự tín nhiệm cao của quần chúng nhân dân.

Căn cứ theo quy định bầu cử của Đại hội, tỷ lệ số dư trong quá trình bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18 và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đều trên 8%.

Đến nay, toàn bộ công tác lựa chọn ứng cử viên đều được tiến hành nghiêm túc theo đúng quy định bầu cử của Đại hội, dưới sự giám sát của các thành viên uỷ ban bầu cử.

Theo Vietnamnet, Tiền Phong, Vietnamplus

Theo Vietnamnet, Tiền Phong, Vietnamplus

Bạn có thể quan tâm