Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

HDBank đi chung, làm cùng hành trình ‘Mỗi xã một sản phẩm’

HDBank đồng hành các đơn vị thực hiện 800 phiên live gắn logo “Chợ phiên OCOP”, thu hút 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng.

HDBank anh 1

HDBank đồng hành các đơn vị thực hiện 800 phiên live gắn logo “Chợ phiên OCOP”, thu hút 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng.

Đến lịch, các thành viên chuyên trách của HDBank lại có mặt tại những điểm hẹn “Chợ phiên OCOP” - thuộc chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - trên toàn quốc. Họ là những banker trực tiếp tham gia livestream “Chợ phiên OCOP” cùng chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các nghệ nhân và bà con nông dân.

Triển khai từ tháng 4, chuỗi sự kiện “Chợ phiên OCOP - Chiến dịch quảng bá nông đặc sản” đến nay đã phủ sóng ở các tỉnh thành từ Bắc Cạn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cần Giờ (TP.HCM), Thanh Hóa, Hà Nội, Cà Mau…

Chuỗi sự kiện “Chợ phiên OCOP” được TikTok Việt Nam phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Agritrade (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức. Vừa qua, hợp tác giữa ba bên cũng được thiết lập, với sự tham gia của ngân hàng thương mại - HDBank.

Ban tổ chức cho biết sau 6 tháng, hơn 800 phiên live đã được thực hiện, thu hút hơn 300 triệu lượt xem, mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng và lan tỏa hiệu ứng OCOP trên thị trường. Hơn hết, nhiều giá trị cộng hưởng đã định hình cho chặng đường dài và bền vững phía trước.

HDBank anh 2

Chuỗi hoạt động này đã tiếp thêm sức mạnh cho chương trình OCOP trên cả nước. Hiệu quả chung thể hiện rõ sau 5 năm triển khai kể từ năm 2018.

Nhiều sản phẩm OCOP đã vượt xa giới hạn thị trường và cả “giới hạn giá trị”. Các sản phẩm chủ yếu tiêu dùng tại địa phương đã lên kệ ở các siêu thị lớn, từ làng xã, vùng xa vươn tầm đến những thị trường lớn trên cả nước. Trong đó, “Chợ phiên OCOP” là kênh quảng bá, kết nối trên nền tảng số và môi trường mạng xã hội, kích thích thêm hiệu quả cho kênh thương mại điện tử.

HDBank anh 3

Khi những giá trị tiềm ẩn được quảng bá, kết nối và khai phá, doanh số bán hàng cũng như giá sản phẩm tăng đáng kể, tạo đóng góp quan trọng cho kinh tế địa phương, cũng như góp phần tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của người dân.

Đơn cử, sản phẩm bưởi OCOP của Sóc Trăng, qua các chương trình xúc tiến thương mại, có đầu mối đã đạt tới 90% sản lượng tiêu thụ theo hợp đồng, thay vì thụ động trước đó. Hay tại Cà Mau, thống kê gần nhất cho thấy các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận có doanh thu tăng khoảng 10-30%, hầu hết giá bán sản phẩm tăng 20%, cá biệt một số sản phẩm giá bán tăng 25-30%.

Tham gia và thực hiện nhiều buổi livestream tại các tỉnh thành thời gian qua, đại diện nhóm chuyên trách của HDBank cho biết bên cạnh những giá trị tiềm ẩn của sản phẩm OCOP được khai phá, nhiều hộ sản xuất và bà con nông dân được trang bị cách làm lẫn kỹ năng để chủ động, vững vàng hơn trong kế hoạch xúc tiến thương mại, quảng bá, tổ chức thương mại cho sản phẩm của mình một cách hiệu quả hơn.

Tham gia và thực hiện nhiều buổi livestream tại các tỉnh thành thời gian qua, đại diện nhóm chuyên trách của HDBank cho biết bên cạnh những giá trị tiềm ẩn của sản phẩm OCOP được khai phá, nhiều hộ sản xuất và bà con nông dân được trang bị cách làm lẫn kỹ năng để chủ động, vững vàng hơn trong kế hoạch xúc tiến thương mại, quảng bá, tổ chức thương mại cho sản phẩm của mình một cách hiệu quả hơn.

“Nhiều sản phẩm OCOP có những câu chuyện riêng, lịch sử và ý nghĩa mà nhiều người tiêu dùng chưa biết đến. ‘Chợ phiên OCOP’ tương tác với người tiêu dùng và không còn trở ngại về không gian địa lý, những câu chuyện, giá trị sâu sắc của sản phẩm được truyền tải thuận lợi, mở rộng hơn. Đây cũng chính là một khía cạnh chúng tôi tư vấn, hỗ trợ ở nhiều trường hợp về xây dựng và quảng bá thương hiệu”, đại diện nhóm chuyên trách của HDBank cho biết.

Cùng với đó, HDBank phối hợp TikTok Việt Nam và Agritrade tổ chức các cuộc thi, khóa đào tạo để trang bị cho bà con kiến thức về marketing hay môi trường thương mại điện tử, kỹ năng số để từng bước làm chủ trong hoạt động sản xuất, thương mại theo chiến lược đường dài.

“Sản phẩm và quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ, tiêu dùng có được nền tảng toàn diện, chuyên nghiệp hơn”, đại diện nhóm phát triển của HDBank chia sẻ thêm.

Đi chung và làm cùng chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” một cách cụ thể, HDBank có cơ hội để làm sâu sắc hơn chiến lược của mình: Xác định nông nghiệp và nông thôn là một trục trọng tâm trong hoạt động.

HDBank anh 4

“Sau tất cả cuộc khủng hoảng như Covid-19, bất ổn và xung đột trên toàn cầu, khó khăn trên nhiều thị trường… thì nông nghiệp và nông thôn vẫn luôn là trụ đỡ vững vàng cho kinh tế Việt Nam. Những năm gần đây, an ninh lương thực là vấn đề nổi lên trên toàn cầu, giá nhiều loại nông sản thuận lợi, hoạt động sản xuất và đời sống người nông dân được nâng cao hơn. Đây vừa là đặc thù của kinh tế Việt Nam, vừa là xu thế đòi hỏi đầu tư toàn diện hơn. Đó là lý do HDBank xác định nông nghiệp và nông thôn là trục hoạt động chiến lược”, đại diện lãnh đạo HDBank cho biết.

Theo đó, một nguồn vốn lớn đã được HDBank tập trung cho trục hoạt động nông nghiệp và nông thôn, bao gồm các dự án xanh, nông nghiệp công nghệ cao, cho vay theo chuỗi, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nữ chủ, các làng nghề và hộ sản xuất trong chương trình OCOP…

Hiện số dư giải ngân đã đạt trên 1 tỷ USD, vượt cả mức yêu cầu của các đối tác đồng hành là các định chế tài chính quốc tế như ADB, IFC… Vừa qua, HDBank tiếp tục tăng cam kết thêm hạn mức hơn 2.500 tỷ đồng cho vay khu vực này thời gian tới.

Trợ lực toàn diện không chỉ bao gồm nguồn vốn mà với chương trình “Chợ phiên OCOP”, HDBank trực tiếp trợ giá cho sản phẩm, hài hòa lợi ích cho cả bên sản xuất lẫn tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc tư vấn, trang bị những kỹ năng số, kỹ năng marketing và thương mại cho các hộ dân, người sản xuất cũng là những giá trị có tính nền tảng và lâu dài.

“Từ điển hình như ‘Chương trình OCOP’, HDBank đang tiếp tục mở rộng tham gia các chương trình trọng điểm khác, như tài trợ và đồng hành cùng Festival lúa gạo Việt Nam; phối hợp đối tác và tài trợ Đại hội Trung ương Hội nông dân Việt Nam, chương trình đi cùng và làm cùng bà con nông dân trên cả nước trong tương lai, theo mục tiêu cũng như chiến lược phát triển bền vững mà HDBank hướng tới. Bởi phát triển bền vững chỉ thực sự bền vững khi có sự đồng hành hiệu quả và gắn kết mở rộng vì lợi ích chung như vậy”, đại diện lãnh đạo HDBank nhấn mạnh.

Phượng Minh

Đồ họa: Khôi Khôi

Bạn có thể quan tâm