Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hậu sáp nhập, Habubank sẽ ra sao?

Trao đổi với báo chí tại lễ công bố sáp nhập Habubank (HBB) vào SHB sáng nay 9/8, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết, đã từng họp đến đêm để bàn phương án xử lý nợ xấu của HBB.

Hậu sáp nhập, Habubank sẽ ra sao?

Trao đổi với báo chí tại lễ công bố sáp nhập Habubank (HBB) vào SHB sáng nay 9/8, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết, đã từng họp đến đêm để bàn phương án xử lý nợ xấu của HBB.

- HBB cũng có các công ty con, công ty chứng khoán. Vậy sau khi sáp nhập vào SHB, hoạt động của những công ty này sẽ như thế nào?

- SHB có công ty chứng khoán là SHS, nhưng đây không phải là công ty con của ngân hàng. Thực tế, SHB chỉ đóng vai trò là cổ đông, góp 10% vốn vào SHS. Còn về trường hợp công ty chứng khoán của HBB thì coi như đây là công ty con của HBB rồi, vì tỷ lệ góp vốn của ngân hàng HBB vào đây lên tới 98%. SHB đã trình Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán về vấn đề này. Thời gian đầu, chứng khoán HBB sẽ là công ty con của SHB, nhưng lộ trình lâu dài, chúng tôi sẽ cổ phần hóa tiếp. Sau khi sáp nhập, công ty chứng khoán mới có tên là SHBS.

Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển cho biết đã từng phải họp đến 0h đêm để bàn phương án xử lý nợ xấu của HBB. Ảnh: Lan Anh.

- Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu HBB và SHB đã có phương án, nhưng ông có thể giải thích rõ hơn về vấn đề này?

- Mỗi cổ đông nắm giữ một cổ phiếu HBB sẽ được hoán đổi 0,75 cổ phiếu SHB. Mỗi cổ đông nắm giữ một cổ phiếu SHB sẽ được nhận thêm từ hoán đổi 0,21 cổ phiếu SHB. Đây là quyền lợi của cổ đông trong ngắn hạn. Chúng tôi đang trình Ủy ban chứng khoán nhà nước và được chấp thuận trong tháng 7.

Theo lộ trình này, ngày 17/8 chấm dứt niêm cổ phiếu HBB, từ ngày 24/8 đến 28/8, SHB sẽ hoàn tất phát hành và hoán đổi cổ phiếu. Dự kiến đến 20/9 sẽ niêm yết bổ sung cổ phiếu hoán đổi. SH cũng sẽ tích cực làm việc với Ngân hàng Nhà nước để rút ngắn thời gian và hủy niêm yết bổ sung, vì lợi ích của cổ đông. Về lâu dài, quyền lợi của cổ đông sẽ được đảm bảo vì ngân hàng sau sáp nhập sẽ lớn mạnh về tổng tài sản, vốn điều lệ, hoạt động hiệu quả, uy tín.

- Ông có thể tiết lộ việc xử lý các khoản lỗ của HBB, tính đến thời điểm hiện tại?

- SHB đã thành lập ban quản lý xử lý nợ của HBB và làm việc với từng chi nhánh, doanh nghiệp khách hàng của ngân hàng này. Hiện HBB có 50 khách hàng lớn chiếm từ 60% đến 65% tổng dư nợ tín dụng. Ban xử lý đã từng họp đến 0h đêm và vạch ra các giải pháp cụ thể. Có những doanh nghiệp phải cơ cấu lại nợ, tái cấu trúc để có thể tiếp tục hoạt động và phát triển.

Giờ, cứ nói đến doanh nghiệp khó khăn là ngân hàng “sợ”, nhưng nếu như chúng ta tìm ra điểm tốt và cố gắng tái cấu trúc, khi kinh tế ổn định, sẽ là khách hàng tốt. Về phía SHB, đến 31/12 năm nay, số nợ 60-65% tổng dư nợ của 50 doanh nghiệp mà HBB tập trung cho vay lĩnh vực lớn sẽ được xử lý. SHB phấn đấu từ nay đến hết năm đưa nợ xấu, quá hạn của HBB xuống dưới 10%.

- Vậy tỷ lệ nợ xấu đến nay, cụ thể là bao nhiêu?

- Hiện tại nợ xấu của HBB là 3.729 tỷ đồng, chiếm 23,66% tổng dư nợ của HBB. Phần này chúng tôi đã tính luôn phần nợ xấu của Vinashin trừ đi 30% đã chuyển đổi thành trái phiếu. Sau khi sáp nhập với nợ xấu của SHB thì tỷ lệ này là 8,69%.

- Việc “thay tên đổi họ” và phương thức điều hành cho HBB thành SHB sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Tạm thời trước mắt, chúng tôi sẽ giữ nguyên biển hiệu của HBB chỉ thay tên thành SHB. Phần việc này theo tính toán hết khoảng 2,1 tỷ đồng cho 90 chi nhánh, phòng giao dịch của HBB. Về lâu dài, việc thay đổi hình ảnh, thương hiệu đã có kế hoạch trong lộ trình.

Lan anh

Theo Infonet
 

Lan anh

Theo Infonet
 

Bạn có thể quan tâm