Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Hầu như không còn người Việt sang Nam Phi buôn lậu sừng tê giác'

Việt Nam được đánh giá vừa là nước trung chuyển, vừa tiêu thụ sản phẩm động, thực vật quý hiếm. Nhiều làng nghề có hiện tượng buôn bán sản phẩm, lưu niệm làm từ ngà voi, sừng tê.

Sáng 31/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Báo cáo một năm thực hiện Tuyên bố Hà Nội về chống buôn bán trái phép các loài động, thực vật hoang dã.

Theo báo cáo, trong những năm qua, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, mạnh mẽ hiện thực hoá cam kết đóng cửa thị trường ngà voi tại Trung Quốc. Trong Bộ luật Hình sự, tội phạm về động thực vật hoang dã bị nâng mức phạt tù cao nhất lên 15 năm. Chính phủ triển khai các dự án chống buôn bán trái pháp luật động thực vật hoang dã giá trị hàng triệu USD.

buon ban sung te giac anh 1

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn. Ảnh: Trà My.

Chống buôn bán động, thực vật hoang dã: Cần kiên trì, liên tục

Phát biểu tại buổi công bố, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh Tuyên bố Hà Nội triển khai nhiều mục tiêu hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ động, thực vật hoang dã. Hệ thống pháp luật được hoàn thiện, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm và tăng cường chế tài, xử lý thích đáng lực lượng tội phạm.

Bên cạnh đó, ông cho rằng các hoạt động nâng cao nhận thức, song cần cải thiện thu nhập, hỗ trợ sinh kế bền vững gắn với bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng địa phương.

“Công cuộc đấu tranh chống buôn bán động, thực vật hoang dã cần kiên trì, liên tục và hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn”, Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.

Ông Giles Levers, Đại sứ Anh, cho rằng hoạt động bảo vệ động, thực vật hoang dã chưa được kiểm soát tốt trên diện toàn cầu. “Việc 3,8 tấn tê tê bị thu giữ tại cảng Cát Lái vào tháng 4 vừa qua cho thấy Việt Nam cam kết trong tăng cường thực thi pháp luật và tội phạm buôn bán trái phép vẫn đang tiếp tục hoạt động", ông chia sẻ.

buon ban sung te giac anh 2

Ông Giles Levers, Đại sứ Anh. Ảnh: Trà My.

Đại sứ Giles khẳng định cộng đồng quốc tế đánh giá cao các biện pháp bảo vệ của Việt Nam. Theo ông, khung hình phạt 15 năm với tội phạm buôn bán trái phép là rất nghiêm khắc và đây là kinh nghiệm quý báu của Việt Nam với các nước khác.

Mập mờ việc nhập khẩu sừng tê giác, ngà voi

Trao đổi với Zing.vn, bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan thường trực về buôn bán trái phép các loài động, thực vật hoang dã (CITES), cho biết hiện tượng nhập khẩu ngà voi, sừng tê giác vẫn diễn ra. Tuy nhiên, cơ quan này không rõ những lô hàng đó được trao đổi trong nội địa hay xuất sang Trung Quốc.

Cũng theo bà Nga, Việt Nam được đánh giá vừa là nước trung chuyển, vừa là nước tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm. Nhiều làng nghề có hiện tượng buôn bán các sản phẩm, đồ lưu niệm làm từ ngà voi, sừng tê giác.

“Những vụ việc như công dân Việt Nam sang Nam Phi, Mozambique buôn bán, săn bắt động vật hoang dã hầu như không có”, nữ Giám đốc lý giải do Luật pháp Việt Nam nghiêm khắc và nước ta đã ký kết hợp tác với những quốc gia này.

buon ban sung te giac anh 3

Cảnh tiêu huỷ hơn 2 tấn ngà voi và 70 kg sừng tê giác vào tháng 11/2

016. Ảnh: Lê Hiếu.

 

Năm 2016, Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Vương quốc Anh phối hợp và hỗ trợ Bộ NN&PTNN Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Hà Nội về chống buôn bán trái pháp lật động, thực vật hoang dã. Đây là hội nghị quốc tế cấp cao lần thứ 3 trong chuỗi ội nghị do Chính phủ Anh khởi xướng từ năm 2014.

Kết quả hợp tác là từ tháng 10 đến tháng 12/2017, các cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ 483 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã, tịch thu 11.554 cá thể và 10.125 kg động vật hoang dã.

Khách nước ngoài 'tố' khu du lịch Prenn Đà Lạt ngược đãi động vật

Một du khách nước ngoài phản ánh khu du lịch Prenn Đà Lạt ngược đãi động vật hoang dã đang nuôi nhốt ở đây để phục vụ du lịch.



Trà My

Bạn có thể quan tâm