Nhờ sự phát triển của các ứng dụng nghe nhạc số, Gen Z Việt Nam hình thành gu thưởng thức âm nhạc phong phú. Họ không ngại tìm hiểu cả những thể loại vốn không dành cho số đông như nhạc dân tộc, nhạc truyền thống. Vấn đề nằm ở chỗ chưa có nhiều không gian để nhạc truyền thống dễ dàng tiếp cận đối tượng khán thính giả này.
Giới trẻ Việt cởi mở với mọi thể loại nhạc
Bạn Ngọc Khánh (23 tuổi, Hà Nội) - một nhà sản xuất âm nhạc nghiệp dư phân tích, Gen Z Việt Nam có gu âm nhạc tương đồng với thế giới nhờ sự phổ biến của các kênh nghe nhạc số.
“Trung bình mỗi người trẻ Việt có khoảng 5 thể loại nhạc ưa thích. Trong đó, ngoài những bài hát thịnh hành và dễ nghe thuộc hiphop, R&B, pop..., người trẻ như mình còn nghe cả loại nhạc chậm rãi khi cần thư giãn hay tập trung học tập, làm việc như chill-out, jazz, nhạc không lời”, Khánh cho biết.
So với những thế hệ trước, gen Z có lợi thế tiếp cận âm nhạc của đủ mọi thời kỳ và văn hoá đa dạng. Không chỉ yêu thích những bài hát về tình yêu đôi lứa, họ còn quan tâm tới chủ đề thể hiện cái tôi, khám phá bản thân, du lịch, chiêm nghiệm cuộc đời... Bởi vậy, bạn trẻ rất chịu khó tìm tòi những thể loại nhạc khác ngoài pop, ballad, rap... vốn đã quá quen thuộc.
Người trẻ Việt Nam coi gu âm nhạc là cách thể hiện cái tôi. |
Một ví dụ điển hình là sự lên ngôi của dòng nhạc indie những năm gần đây. Chất liệu thô mộc, ít chiêu trò của các nghệ sĩ trẻ được Gen Z hưởng ứng, không chỉ nghe mà còn cover trên các nền tảng mạng xã hội, hay trích dẫn lời bài hát thành các câu nói và meme phổ biến.
Âm nhạc truyền thống cũng là một thể loại cũ mà mới, được nhiều Gen Z quan tâm tìm hiểu. Điều quan trọng là cần những cá nhân và tổ chức đứng ra xây dựng cầu nối gắn kết người nghe nhạc với các nghệ sĩ. Qua đó, đưa âm nhạc truyền thống đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là người trẻ.
Giải pháp để âm nhạc truyền thống đến gần giới trẻ
Âm nhạc truyền thống, đặc biệt những thể loại như giao hưởng thính phòng, nhạc dân tộc và opera thường bị gắn với quan niệm không dành cho số đông, khó nghe và khó tiếp cận. Để xoá bỏ những định kiến này, đồng thời tri ân các lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19, công ty Acecook Việt Nam tổ chức chuỗi chương trình âm nhạc Acecook Happiness Concert 2022 với các buổi hoà nhạc bán vé và phục vụ cộng đồng miễn phí.
Đại diện Acecook Việt Nam cho biết: “Chúng tôi hy vọng chương trình sẽ lan toả tinh thần lạc quan và niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Với người nghệ sĩ, âm nhạc không chỉ là nghệ thuật, mà còn là phương thuốc chữa lành cho tất cả sau 2 năm dịch bệnh khó khăn”.
Đêm nhạc "Âm nhạc thay lời tri ân" được tổ chức tại Huế, nằm trong chuỗi sự kiện Acecook Happiness Concert 2022. |
Thông qua các buổi hoà nhạc tại Hà Nội và TP.HCM để tri ân lực lượng tuyến đầu; chuỗi hoà nhạc cộng đồng miễn phí tại Huế phục vụ công chúng yêu nhạc; cùng cuộc thi “Tìm kiếm dự án Âm nhạc Hạnh phúc” với tổng giá trị giải thưởng đến 200 triệu đồng… Acecook đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa âm nhạc truyền thống đến gần hơn với giới trẻ.
Zing và Acecook Việt Nam đồng thực hiện tuyến nội dung "Âm nhạc lan tỏa hạnh phúc" theo thông điệp chương trình Acecook Happiness Concert 2022. Đây là sự kiện hoà nhạc thường niên do Công ty CP Acecook Việt Nam hợp tác cùng dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tổ chức, nhằm lan toả nhạc giao hưởng đến người dân Việt Nam. Chương trình năm nay có sự dẫn dắt của nhạc trưởng Honna Tetsuji cùng các khách mời nổi tiếng, hứa hẹn mang đến cho người nghe những trải nghiệm âm nhạc đẳng cấp.
Đêm diễn được tổ chức tại Hà Nội ngày 4/5 và tại TP.HCM ngày 7/5.
Độc giả có thể đặt vé trực tuyến tại đây hoặc tham khảo thêm thông tin chi tiết chương trình tại Fanpage Acecook Vì Cộng Đồng.