Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình cứu con kỳ diệu của bà mẹ mắc hội chứng hiếm

Mắc hội chứng hiếm gặp, bà mẹ ngỡ rằng hai con sẽ rời bỏ mình ra đi bất cứ lúc nào. Được người mách chị đã "xuất ngoại' và cứu được con một cách kỳ diệu.

Mẹ 102 kg sinh bé 6,5 kg

Sáng 19/9, khoa Sản bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam cho biết vừa thực hiện thành công ca sinh mổ cho một sản phụ, điều đặc biệt là em bé sơ sinh nặng đến 6,5 kg.

Hội chứng truyền máu song thai là trường hợp chỉ xảy ra với song thai cùng trứng, chung bánh nhau nhưng khác túi ối, rất hiếm gặp. Tỷ lệ khoảng 1/10.000 bà mẹ mang thai sinh đôi bị rơi vào trường hợp này.

Ở Việt Nam chưa có phương pháp điều trị triệt để nên những bà mẹ mang song thai như vậy đồng nghĩa với việc nhận án tử cho những đứa con chưa kịp chào đời...

Sản phụ Ngô Thị Thu Dung (SN 1982, ngụ địa chỉ 713/11/5 đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP HCM) như người mất hồn vì hai con có thể rời bỏ mình ra đi bất cứ lúc nào (tỷ lệ tử vong là 95%) khi các bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ chẩn đoán bị Hội chứng truyền máu song thai (viết tắt TTTS).

Chị quyết định sang Malaysia khi được người bạn mách cho bác sĩ ở một bệnh viện nhỏ thuộc vùng ngoại ô Thủ đô Kuala Lumpur, ông từng cứu chữa nhiều trường hợp mang song thai giống với chị Dung và đã thành công.

"Xuất ngoại" cứu con

Nguyên nhân của hội chứng này là do giữa hai bé có sự liên kết bởi các mạch máu, các mạch máu này lại xảy ra tình trạng một em bé sẽ truyền máu và dưỡng chất cho bé kia.

Hạnh phúc ngỡ như mơ của người mẹ “xuất ngoại” cứu con.
Hạnh phúc ngỡ như mơ của người mẹ “xuất ngoại” cứu con.

Hậu quả, bé cho ngày càng teo đi và không đủ dưỡng chất để phát triển. Ngược lại bé nhận phải làm việc thường xuyên, các cơ quan nội tạng bị "bội thực" chất dẫn đến phù nề.

Dần dần sẽ dẫn đến tử vong một trong hai bé hoặc có thể cả hai. Nếu bé có cơ hội sống sót mà không được chữa trị sẽ mắc phải rất nhiều di chứng sau này.

Sau khi phân tích, diễn giải cho bệnh nhân hiểu, bác sĩ nói với chị Dung tình hình rất tệ, tiên lượng xấu. Ở Việt Nam từ trước đến nay những bà mẹ nào mắc phải trường hợp này đều chịu chung số phận

Bác sĩ Việt Nam cho biết, trường hợp này chỉ có ở Pháp, Anh, Mỹ mới có khả năng chữa. Chị Dung sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, miễn sao giành giật cuộc đời cho các con. Nhưng các nước chung chung như thế thì làm sao tìm được, ít ra cũng phải biết bệnh viện nào, ông bác sĩ nào. Con đường tìm sự sống cho các con của hai vợ chồng chị Dung tưởng đã bế tắc.

Chị Dung ôm mặt khóc nức nở ngay trong bệnh viện, lời phán của bác sĩ chẳng khác nào tiếng sét ngang tai. Trên đường về nhà, chị Dung như người mất hồn.

Hồ sơ chẩn đoán về trường hợp của chị Dung bác sĩ đều tiên lượng khả năng mất cả hai thai.
Hồ sơ chẩn đoán về trường hợp của chị Dung bác sĩ đều tiên lượng khả năng mất cả hai thai.

Trong đầu chị ngổn ngang những câu hỏi, nỗi lo và sự tuyệt vọng bao trùm lấy suy nghĩ. Chị bàn với chồng, cho dù phải đi tới tận cùng trời cuối đất chị cũng phải cứu con.

Ngay chiều hôm ấy, chị Dung tâm sự với một người bạn đang làm việc bên Singapore. Người bạn này đã mách cho chị Dung ở bên Malaysia có ông bác sĩ Japaraj (tên tiếng Anh là Robet Peter) có khả năng chữa được căn bệnh này.

Chị Dung lập tức gửi email cho vị bác sĩ mà mình chưa bao giờ quen biết, chị trình bày cụ thể tình trạng bào thai song sinh của mình. Bác sĩ Jarparaj đã hồi đáp ngay sau đó và đề nghị chị qua Malaysia càng sớm càng tốt.

4 ngày sau, chị Dung đi siêu âm ở bệnh viện phụ sản quốc tế thì kết quả mong manh như sợi tóc. Một bé đang teo dần và một bé tim bị phù nề. Kết luận, tỷ lệ tử vong là 95%. Chị Dung như ngồi trên đống lửa, hai sinh linh trong bụng chỉ còn cảm giác thoi thóp, chị cảm nhận còn một bé quẫy đạp, một bé đã im lìm.

2h chiều ngày thứ 6 của tháng 5, khi vừa làm xong passport, hai vợ chồng chị mua vé máy bay chuyến 17h. Họ tới thủ đô Kuala Lumpuar rồi tức tốc thuê taxi chạy 250 km tới bệnh viện Jalan Hospital, nằm ở một tỷnh ngoại ô của Malaysia. Kim đồng hồ chỉ đúng 12h đêm.

Hầu như hai vợ chồng chị Dung đã thức trắng đêm để cầu mong sự kỳ diệu cho hai đứa con đang rất nguy kịch. Sáng hôm sau là thứ 7, chị Dung không thể đợi chờ thêm được nữa, hai vợ chồng tới bệnh viện tìm gặp bác sĩ Japaraj.

Vị bác sĩ niềm nở đón chị, ông ân cần hỏi han sức khỏe và tình hình thai sản. Sau khi trải qua hết các thủ tục xét nghiệm, bác sĩ Japaraj chậm rãi nói với chị Dung: "Hiện tại một thai đã rất to, còn một thai teo lại, nước ối nhiều. Phải phẫu thuật ngay nếu không tỷ lệ tử vong là trên 90%.

Sau khi phẫu thuật thì 70% sẽ cứu được một bé, cứu cả hai bé thì chỉ còn 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ mạch máu nối lại là có khả năng nên không loại trừ bất kể trường hợp nào. Phải làm càng sớm càng tốt".

Chị Dung như vỡ òa, lần đầu tiên chị nở được nụ cười sau những ngày âu lo tuyệt vọng. Con chị sẽ được cứu sống, hai sinh linh trong cùng một bọc trứng.

Ca mổ của chị Dung diễn ra trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Tại đây, bác sĩ đã cho chị theo dõi cả quá trình mổ bằng laser đốt các mạch máu chung của bào thai, mỗi đứa trẻ sẽ tự hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ để phát triển. Ca mổ khá đơn giản, chị Dung chỉ phải nằm viện ba ngày. Bác sĩ Japaraj thong thả nói với chị: "Đừng lo lắng, trường này đơn giản thôi, tất cả sẽ ổn".

Chỉ một ngày sau, chị Dung đã cảm nhận được sự hồi sinh vô cùng kỳ diệu của hai đứa trẻ trong bụng. Một đứa đã đạp được, một đứa cựa mình.

Đội ngũ y bác sĩ tại đây chăm sóc bệnh nhân rất nhiệt tình, đặc biệt là bác sĩ Japaraj. Ngày nào ông cũng tới tận giường bệnh để thăm hỏi bệnh nhân, ông hỏi tỉ mỉ, vỗ về và động viên chân thành.

Song sinh nhưng tinh trùng là của hai ông bố

Có những ca song sinh nhưng là con của hai ông bố khác nhau. Nó xảy ra khi người phụ nữ đó rụng 2 quả trứng/chu kỳ, được thụ tinh bởi 2 dòng tinh trùng khác nhau.

Chị Dung tâm sự: "Tôi cảm nhận rõ rệt tình cảm của ông dành cho chúng tôi. Là người Việt Nam, lần đầu đặt chân đến đất nước Malaysia xa lạ, chúng tôi không hề có một người thân, không có bất cứ một chỗ dựa nào, thậm chí ngôn ngữ là điều khó khăn nhất. Nhưng bác sĩ Japaraj như mẹ hiền, chúng tôi thấy mình được yêu thương".

"Những bà mẹ đừng bao giờ tuyệt vọng"

Tổng tiền viện phí trong đợt điều trị ở bệnh viện Malaysia của chị Dung tốn chưa đầy 8 triệu đồng tiền Việt Nam. Một con số khiến cả hai vợ chồng chị đều rất ngỡ ngàng.

Trước khi về Việt Nam, vợ chồng chị Dung mua 3 lẵng trái cây. Cảm ơn các cô lễ tân nhiệt tình, niềm nở; cảm ơn các cô y tá thân thiện, dễ mến và một lẵng cảm ơn bác sĩ Japaraj.

Bác sĩ Japaraj nhận lẵng trái cây nở nụ cười đôn hậu, ông cảm ơn và nói rằng: "Cái này không cần thiết, lần sau đừng làm thế".

Chị Dung cho biết: "Bệnh viện nơi tôi điều trị cũ kỹ và đơn sơ. Hoàn toàn không thể sánh bằng bệnh viện ở Việt Nam. Nhưng đội ngũ y bác sĩ thì vô cùng tuyệt vời.

Bác sĩ Japaraj là bác sĩ nổi tiếng hàng đầu Malaysia, nhưng lại dễ gần và dễ tiếp xúc. Ông xem bệnh nhân như người nhà, ông chữa bệnh bằng lương tâm và trách nhiệm của một vị lương y sinh ra để cứu người".

Ngày xuất viện, ông đến gặp chị Dung kiểm tra lại sức khỏe và trao cho chị một bức thư nhờ chị mang về đưa cho các bác sĩ Việt Nam để họ tiếp tục theo dõi. Rồi ông sai nhân viên lấy xe đưa hai vợ chồng chị Dung về tận khách sạn.

Về Việt Nam trong trạng thái tinh thần lâng lâng khó tả, kết quả siêu âm cho thấy song thai phát triển bình thường, cân đối. Thai được 33 tuần, chị Dung thực hiện ca mổ thành công hai bé trai có cùng cân nặng 2kg và hoàn toàn khỏe mạnh, không dị tật.

Bé Gia Bình và Gia An.
Bé Gia Bình và Gia An.

Điều kỳ diệu đã đến, trên cả sự tưởng tượng của các bác sĩ Việt Nam trước đây từng chẩn đoán về ca bệnh hiếm và nguy hiểm này. Chị Dung đăng hình con lên Facebook, gửi cho bác sĩ Japaraj xem, ông rất vui và gửi lời chúc mừng đến ba mẹ con. Mặc dù tất bật với chuyên môn và công việc ở bệnh viện nhưng bác sĩ Japaraj luôn theo dõi sát diễn biến mẹ con chị Dung ở Việt Nam.

Chị Dung là người Việt Nam đầu tiên sang Malaysia chữa Hội chứng song thai truyền máu và đã cứu sống thành công hai đứa con. Sự dũng cảm, lòng quyết tâm của người mẹ đã mỉm cười với con thơ.

Chị Dung sẵn sàng chia sẽ thông tin và giúp đỡ tận tình những bà mẹ nào không may mắc phải hiện tượng Hội chứng song thai, chị khuyên các bà mẹ khi mắc phải hội chứng này đừng bao giờ tuyệt vọng mà hãy tìm cách để cứu lấy con. Bản thân chị là một minh chứng.

Hiện hai bé trai đã được một tháng rưỡi và cùng cân nặng 3,6kg. Bé ra đời trong hoàn cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", hạnh phúc đến ở những giây cuối cùng. Vợ chồng chị Dung đặt tên các con là Nguyễn Đình Gia Bình và Nguyễn Đình Gia An. Hy vọng rằng, Bình An sẽ theo các con trong suốt cuộc đời.

Kỳ tích từ một bé trai phỏng 95%

Các bác sĩ cho rằng việc cứu sống bé Nguyễn Quốc Bảo, 3 tuổi, ở Tây Ninh, phỏng 95%, phỏng độ 2, độ 3 đã tạo nên một kỳ tích tại khoa phỏng - tạo hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM.

http://cstc.cand.com.vn/vi-VN/phongsu-ghichep/phongsu/2014/9/188964.cand

Theo Ngọc Thiện/Công An Nhân Dân

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm