Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Hành trình 10 năm trồng khoai tây bền vững của nhà nông Đơn Dương

Sáu năm trước, gia đình anh Tùng không đủ điều kiện trang trải cuộc sống. Đến nay, anh đã có nguồn thu nhập ổn định với 0,9 ha trồng khoai tây bền vững, cho năng suất 30-35 tấn/ha.

PepsiCo anh 1PepsiCo anh 2

Sáu năm trước, gia đình anh Tùng không đủ điều kiện trang trải cuộc sống. Đến nay, anh đã có nguồn thu nhập ổn định với 0,9 ha trồng khoai tây bền vững, cho năng suất 30-35 tấn/ha.

“Gia đình tôi làm rất nhiều việc, từ mở quán ăn, sản xuất đậu phụ đến trồng rau màu nhưng kinh tế vẫn khó khăn. Hai vợ chồng và 4 đứa con trông chờ vào mảnh vườn 0,3 ha đất nông nghiệp”, anh Phan Tùng, Ka Đô, Đơn Dương, Lâm Đồng kể.

Anh Tùng nhớ lại giá rau màu vào mùa khô luôn thấp, tiền bán chẳng đủ trang trải hàng “tỷ” thứ phân bón, nước tưới, nhân công, vận chuyển… Biết không có, thậm chí còn thua lỗ nhưng anh Tùng cùng nhiều hộ nông dân Đơn Dương cũng chẳng còn cách nào khác.

PepsiCo anh 3

“Nông dân chân đất, vốn kiến thức lại ít ỏi, không trồng rau màu chúng tôi chẳng biết làm gì khác”, anh Tùng bộc bạch.

PepsiCo anh 4Gánh nặng trụ cột gia đình đè nặng trên vai khiến người đàn ông nhiều đêm trăn trở, tìm đủ cách vực dậy kinh tế. Sau đó, anh và vợ quyết định vay ngân hàng 30 triệu đồng để đầu tư với hy vọng sinh lời. Thời điểm trước năm 2012, đây là số tiền không hề nhỏ với một hộ nông dân khó khăn như anh Tùng.

Rồi đích đến thành công dường như không dành cho anh, giống bao lần trước, số tiền 30 triệu đồng cũng nhanh chóng ra đi mà không mang lại đồng lời nào. “Có đêm tôi thức trắng, suy nghĩ đủ thứ nhưng không dám kêu ca nhiều vì sợ vợ và các con lo lắng”, người đàn ông đã bước qua ngưỡng tuổi tứ tuần vẫn nhớ như in khoảng thời gian khó khăn này.

Nhưng đó là câu chuyện trước năm 2012, lúc gia đình anh Tùng chưa hợp tác cùng PepsiCo. Năm 2012, anh quyết định đăng ký trồng khoai tây bền vững với PepsiCo bởi suy nghĩ: Công ty đầu tư giống và phân bón, bao tiêu đầu ra, mình cũng chẳng còn gì để mất nên cứ đặt cược, thử vận may xem sao.

Thế rồi, kết quả lần này khác hẳn những lần trước: Mùa vụ năm đó gia đình anh thu lãi với năng suất 25 tấn/ha. Khởi đầu thuận lợi như chiếc phao cứu sinh vực dậy không chỉ kinh tế gia đình mà cả tinh thần của anh Tùng.


PepsiCo anh 5

Anh Tùng được Pepsico hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, thu mua với giá cam kết như hợp đồng. Sau 8 năm , sản xuất khoai tây là vụ chính của gia đình anh. Sản lượng cũng dần được cải thiện: Từ 25 tấn/ha tăng lên 30-35 tấn/ha, cá biệt vụ mùa vừa qua năng suất đạt 42 tấn/ha. Diện tích trồng khoai tây mở rộng từ 0,3 ha ban đầu tăng lên 0,6 ha sau 2 năm.

“Hiện tại, gia đình tôi bớt khó khăn hơn nhiều, không còn phải chắt bóp từng đồng. Bốn con tôi được học hành đầy đủ hơn. Việc hợp tác với PepsiCo đã đưa gia đình tôi sang trang mới”, anh Tùng hào hứng chia sẻ.

PepsiCo anh 6Khác với anh Tùng, gia đình anh Phan Văn Trị và chị Trần Thị Ánh Phượng (Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) sở hữu 3 ha đất, kinh tế cũng khá giả. Nhưng anh Trị khá e dè khi hợp tác cùng PepsiCo.

Anh Trị chia sẻ, lúc đầu tham gia chương trình vợ chồng anh không tin mô hình sẽ thành công. Do đó, anh chỉ trồng thử nghiệm 0,5 ha khoai tây. Tuy nhiên, được đội ngũ kỹ sư của PepsiCo hướng dẫn trong việc chuẩn bị đất trồng tiêu chuẩn cao, sử dụng phân bò để tăng hàm lượng hữu cơ và độ màu mỡ của đất, cung cấp đủ nước và hóa chất nông nghiệp theo thời gian phù hợp, năng suất khoai tây gia đình anh thường xuyên ở mức 30 tấn/ ha - điều mà trước đây chưa ai nghĩ tới.

Đặc biệt, gia đình anh đã có thể mua xe hơi, phát triển kinh doanh và tạo môi trường giáo dục con tốt hơn. Con gái của vợ chồng anh hiện có bằng tiến sĩ kinh tế nông nghiệp và người con trai đang học ngành hàng không ở Đức.

Gia đình anh Tùng, anh Trị là 2 trong số 580 hộ đã tham gia trồng khoai tây bền vũng cùng PepsiCo. Đến nay, lợi nhuận các hộ đã tăng 257%, cuộc sống được cải thiện đáng kể.


PepsiCo anh 7


Để có được trái ngọt, PepsiCo đã trải qua hành trình xây dựng vùng nguyên liệu khoai tây bền vững với những bước đi đầu tiên đầy khó khăn. Tại Lâm Đồng, doanh nghiệp đã thí điểm nhiều vùng như Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh… nhưng duy có Đơn Dương là hội tụ đủ điều kiện về đất, độ cao và khí hậu để canh tác khoai tây chế biến. Đơn cử, giống khoai tây Atlantic trồng tại Đà Lạt thì bị nấm bệnh nhưng tại Đơn Dương thì kiểm soát được. Bên cạnh đócông ty cũng sử dụng giống khoai tây Frito-Lay giúp giảm nguy cơ sâu bệnh, tăng năng suất. Nhờ vậy, sản lượng khoai tây tăng 4 lần, từ 5,6 tấn/ha lên 24,3 tấn/ha cung cấp 70% nguồn nguyên liệu sản xuất snack Poca nội địa.

Ngoài ra, mô hình còn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và phun sương, giúp tiết kiệm 1,4 triệu m3 nước tưới tiêu trong năm nay - đủ để lấp đầy hơn 561 hồ bơi tiêu chuẩn tại các thế vận hội Olympic.

Theo lãnh đạo công ty, con người cũng là yếu tố quyết định để PepsiCo chọn đây là vùng nguyên liệu chính. Nông dân Đơn Dương chăm chỉ, luôn tin và làm theo những gì đội ngũ kỹ sư nông học tập huấn.

PepsiCo anh 8

Dù vậy, để thuyết phục những hộ nông dân thoát khỏi thói quen trồng trọt đã ăn sâu và gắn bó vài chục năm, đội ngũ kỹ sư nông học gồm 9 người của PepsiCo đã phải làm bài toán tài chính cho họ về chi phí đầu vào, năng suất hoà vốn. Đội ngũ còn thiết kế những chương trình canh tác phù hợp cho từng thổ nhưỡng, dành hầu hết thời gian ngoài ruộng để hỗ trợ nông dân canh tác đúng, tư vấn cách sử dụng hoá chất phù hợp khi có dịch bệnh xảy ra.

Đồng thời, công ty ứng trước giống và phân bón, người nông dân sẽ bỏ ra công sức, đất đai, nước và các hoá chất phun xịt. Bên cạnh việc cam kết mua khoai tây với mức giá ấn định trước, công ty chia sẻ rủi ro với nông dân trong trường hợp không đạt năng suất hoà vốn sau khi đã áp dụng các quy tắc trồng trọt theo khuyến nghị.

“Điều nguy hiểm trong nông nghiệp là khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên đất và nước. Do đó, nông nghiệp bền vững chỉ tồn tại khi nguồn tài nguyên này được gìn giữ và tiếp tục tái tạo sức sản xuất”, Giám đốc Nông học PepsiCo Foods Việt Nam, ông Nguyễn Phúc Trai chia sẻ.

PepsiCo anh 9Nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng khoai tây bền vững, công ty tiếp tục đầu tư, hỗ trợ và thuyết phụ các hộ nông dân Đơn Dương. Năm 2018 đánh dấu chặng đường 10 năm phát triển vùng nguyên liệu khoai tây của PepsiCo Foods tại Việt Nam với năng suất cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cùng với đó, thành quả lớn nhất hãng đạt được là tạo dựng được niềm tin với những người nông dân hợp tác.

Việt Nam là một trong 8 thị trường trọng điểm của PepsiCo ở châu Á, Trung Đông và khu vực Bắc Phi. Trong 5 năm tới, công ty đặt mục tiêu sản lượng 30.000 tấn khoai tây, với 2.500-3.000 hộ nông dân tham gia chương trình. Hãng cũng muốn tăng 20% năng suất, bằng việc liên tục phát triển giống để đảm bảo các chỉ số năng suất và chất lượng đi đôi với nhau.

Đại diện PepsiCo tiết lộ 3 nông trại mô hình với diện tích 5.000 m2/nông trại sẽ được xây dựng, áp dụng 3 kỹ thuật canh tác khác nhau giúp nông dân hình dung rõ nhất kỹ thuật nào sẽ mang lại lợi ích cao nhất.

“Chúng tôi có một triết lý kinh doanh toàn cầu - Performance with Purpose (hành động có chủ đích). Sau chặng đường 10 năm, chương trình không chỉ giúp cải thiện cuộc sống của người nông dân mà còn tăng ưu thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp. Trong 3 đến 5 năm tiếp theo, PepsiCo Foods Việt Nam dự định tăng tỷ lệ nguồn cung nội địa lên 100% với sản lượng tăng gấp 3 lần từ 10.000 tấn lên 30.000 tấn/năm; diện tích canh tác tăng 1.000 ha”, Giám đốc Điều hành Nguyễn Đức Huy nói về chiến lược phát triển của PepsiCo trong hành trình vạn dặm sắp tới.

PepsiCo anh 10

Giang Di Linh

Thiết kế: Ái Tân Luật

Bạn có thể quan tâm