Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu - người được cư dân Chăm gọi là Po Inư Nag, người mẹ xứ sở đã dạy cho người dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải.
Sáng 25/4, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) lễ hội Tháp Bà Ponagar chính thức khai mạc. Đây là sự kiện văn hóa tâm linh có quy mô lớn ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên của cộng đồng người Chăm.
Lễ hội diễn ra từ ngày 25-27/4 (20-23/3 Âm lịch). Ngoài người dân Khánh Hòa và người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận về tham gia lễ hội, còn có sự tham dự của người dân một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, như Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế, TP Hồ Chí Minh…
Từ sáng sớm, hàng nghìn người Chăm ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Phú Yên... về đây làm lễ tạ ơn Thiên Y Ana Thánh Mẫu, người đã có nhiều công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho mọi người.
Cũng như các dân tộc khác, cộng đồng người Chăm mang đầy đủ lễ tế như trái cây, gà, bánh... đến để dâng lên người mẹ xứ sở Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
Du khách có thể xem múa bóng và hát văn diễn ra trong suốt những ngày lễ hội diễn ra trong quần thể Tháp Bà Ponagar.
Tất cả những hoạt động diễn ra trong lễ hội ở di tích tháp Bà Pô Nagar với không khí trang nghiêm, thể hiện tấm lòng thành kính với người mẹ xứ sở.
Trong khi người lớn làm lễ, các em nhỏ người Chăm phụ sắp xếp lễ vật.
Nhiều du khách nước ngoài thích thú với lễ hội Tháp Bà Ponagar. "Đây là lần đầu đến Nha Trang lại đúng dịp lễ hội truyền thống, tôi rất ấn tượng. Những khoảnh khắc đẹp tôi ghi lại chắc chắn sẽ đến tay bạn bè", anh David, du khách đến từ Australia, cho biết.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, ước tính lễ hội năm nay thu hút khoảng 100 đoàn khách đến từ Quảng Nam, Phú Yên, Gia Lai, Ninh Thuận... với hơn 100.000 lượt khách hành hương.
Dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara, để thờ nữ thần Ponagar là mẹ xứ sở của người Chăm, tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Di tích có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII.
Năm 1979, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Tháp Bà Ponagar là di tích quốc gia. Năm 2012, Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đây là sự kiện văn hóa tâm linh có quy mô lớn ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu, người mẹ xứ sở của cộng đồng người Chăm.
Chiều 26/11, liên quan đến vụ việc phát hiện nhiều hài cốt ở ngõ 167 phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), lãnh đạo UBND phường Quang Trung cho biết sau khi kiểm đếm cụ thể, xác định số lượng hài cốt là 354 bộ.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.