Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng tỉ hành tinh có thể tồn tại sự sống ở dải ngân hà

Một nghiên cứu quốc tế vừa được công bố cho thấy, có hàng tỉ hành tinh nằm trong vùng có khả năng tồn tại sự sống, ngay chính bên trong dải ngân hà.

Hàng tỉ hành tinh có thể tồn tại sự sống ở dải ngân hà

Một nghiên cứu quốc tế vừa được công bố cho thấy, có hàng tỉ hành tinh nằm trong vùng có khả năng tồn tại sự sống, ngay chính bên trong dải ngân hà.

>>Phát hiện cặp lỗ đen siêu lớn cực gần Trái đất
>>Phát hiện hành tinh nhiều nước hơn Trái đất

Những kết luận này được đưa ra sau khi các nhà thiên văn tiến hành nghiên cứu hàng loạt ngôi sao được gọi là Red Dwarf (sao lùn đỏ - có khả năng tỏa nhiệt giống với mặt trời nhưng có nhiệt độ thấp hơn). Theo đó, 40% những ngôi sao này có những hành tinh cấu tạo vật chất, có kích cỡ ngang bằng với trái đất quay quanh. Nó cho thấy khả năng tồn tại nước trên các hành tinh đó, giống như những gì đã xảy ra trên trái đất.

Nhiều hành tinh có khả năng tồn tại sự sống ngay chính trong dải ngân hà.

Nước là điều kiện thiết yếu để tồn tại sự sống, chính vì thế, nếu một hành tinh nào đó có nước, rất có thể sự sống đã được hình thành và phát triển trên đó. Tiến sĩ Xavier Bonfils làm việc tại đại học Grenoble, Pháp, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu quốc tế cho biết: “Sao lùn đỏ rất phổ biến. Chúng có số lượng vào khoảng 160 tỷ bên trong dải ngân hà của chúng ta. Điều này đưa đến một kết quả khá ngạc nhiên rằng, có tới hàng chục tỉ hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn đỏ tồn tại ngay chính trong thiên hà của chúng ta”.

Bằng cách sử dụng đài quan sát Nam Châu Âu đặt tại La Silla, Chile, các nhà khoa học đã khảo sát 102 sao lùn đỏ được lựa chọn cẩn thận. Theo đó, họ phát hiện ra 9 "siêu trái đất" với kích cỡ lớn gấp 10 lần hành tinh của chúng ta. Hai trong số chúng nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống, nằm giữa hai ngôi sao có số hiệu Gliese 581 và Gliese 667 C.

Theo nghiên cứu được tăng tải trên tạp chí Astronomy & Astrophysics (Thiên văn học và Vật lý Thiên văn), 41% các siêu trái đất được phát hiện quay xung quanh một sao lùn đỏ, 12% là những hành tinh có kích cỡ như sao Mộc và sao Thổ.

Vì sao lùn đỏ tồn tại rất phổ biến trong vũ trụ và trong ngay cả dải ngân hà, nên các nhà khoa học ước tính, có 100 hành tinh nằm trong vùng tồn tại sự sống mà không ở cách trái đất quá 30 năm ánh sáng (một năm ánh sáng là 6 nghìn tỉ dặm).

Vì sao lùn đỏ có nhiệt độ thấp hơn mặt trời nên những hành tinh muốn có điều kiện giống như trái đất cần phải quay thật gần các ngôi sao lùn đỏ. Theo các nhà khoa học giải thích, điều này không thực sự là “tin tốt” cho khả năng tồn tại sự sống ngoài vũ trụ, bởi sự phun trào của các núi lửa trên bề mặt các sao lùn đỏ sẽ tạo ra nhiều tia X-quang hoặc bức xạ cực tím, gây hại cho sự sống nếu ở quá gần.

Hồng Duy

Theo infonet.vn

Hồng Duy

Theo infonet.vn

Bạn có thể quan tâm