Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hãng sữa 20 năm của Hà Nội chia tay sàn chứng khoán

Cổ phiếu của Hanoimilk sẽ bị hủy niêm yết trong tháng 6 vì chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp 2017-2019.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố hủy niêm yết 20 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) từ ngày 12/6. Lý do Hanoimilk bị hủy niêm yết vì chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp 2017-2019.

Trước đó, cổ phiếu của Hanoimilk đã bị ngừng giao dịch từ tháng 10/2019 do vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát.

Hanoimilk thành lập năm 2001, sở hữu dây chuyền sản xuất với công suất 40 triệu lít sữa mỗi năm. Đây từng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành sữa Việt Nam, với các thương hiệu sữa IZZI, Yotuti.

Thời điểm năm 2006-2007 được coi là giai đoạn hoàng kim của Hanoimilk khi sản phẩm sữa IZZI làm mưa làm gió trên thị trường với phân khúc chính là nhóm trẻ em dưới 12 tuổi. Thời kỳ này, doanh thu của Hanoimilk khoảng 330 tỷ đồng, lợi nhuận trên dưới 10 tỷ mỗi năm.

Tuy nhiên, bước sang năm 2008, Hanoimilk lỗ ròng gần 40 tỷ dù doanh thu tăng lên 350 tỷ. Giai đoạn sau đó, kết quả kinh doanh của hãng sữa này trồi sụt nhưng xu hướng chung là đi xuống dần.

Trong 3 năm gần nhất, doanh thu thuần của Hanoimilk chỉ còn 160-190 tỷ mỗi năm. Năm 2017, công ty lỗ 19 tỷ. Hai năm 2018-2019, công ty có lãi nhưng chỉ hơn 1 tỷ. Trong khi đó, doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam là Vinamilk trung bình mỗi ngày thu về lợi nhuận gần 30 tỷ.

Hanoimilk chỉ lãi 1 tỷ/năm
Số liệu tài chính năm 2018-2019 chưa được kiểm toán
Nhãn20152016201720182019
Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 22-1911

Đến cuối 2019, theo số liệu chưa kiểm toán, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty âm 23 tỷ. Vốn góp chủ sở hữu hiện tại của Hanoimilk chỉ vỏn vẹn 200 tỷ đồng, tương đương 1,1% vốn điều lệ Vinamilk. Tổng tài sản của Hanoimilk đạt 500 tỷ đồng, con số khiêm tốn với một doanh nghiệp sản xuất.

Tại đại hội cổ đông năm 2019, ban lãnh đạo Hanoimilk cho biết lý do chậm công bố báo cáo kiểm toán là chưa thống nhất được trích lập thêm các khoản chi phí với đơn vị kiểm toán. Sếp Hanoimilk khi đó nói “sẽ cố gắng xử lý trong thời giam sớm nhất”.

Quý I năm nay, Hanoimilk tiếp tục chìm trong khó khăn khi doanh thu thuần giảm sút so với cùng kỳ, chỉ đạt 38 tỷ và lỗ ròng 4 tỷ đồng.

Thế giới Di động lần đầu đặt mục tiêu lợi nhuận thụt lùi

Thế giới Di động đã giảm kế hoạch doanh thu thuần còn 110.000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 2020 xuống 3.450 tỷ đồng. So với kết quả 2019, mức lãi của công ty dự kiến thấp hơn 10%.

Việt Đức

Bạn có thể quan tâm