Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng chục thợ lặn khai quật tàu cổ ở Dung Quất

Lần đầu tiên các chuyên gia cùng đội thợ lặn chuyên nghiệp khai quật tàu chìm dưới đáy biển Dung Quất (Quảng Ngãi) theo phương pháp khảo cổ học dưới nước.

Hàng chục thợ lặn chuyên nghiệp khai quật tàu cổ chìm ở Dung Quất Hơn 12 thợ lặn chuyên nghiệp cùng hàng chục chuyên gia, cán bộ kỹ thuật tham gia khai quật khảo cổ học tàu chìm ở vùng biển Dung Quất (Quảng Ngãi).

Chiều 9/7, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi khởi công khai quật khảo cổ học tàu chìm ở vùng biển Dung Quất. 

Tại buổi lễ, ông Phan Đình Độ, Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi công bố các quyết định khai quật khảo cổ học tàu chìm ở vùng biển Dung Quất. 

Theo đó, cơ quan chức năng khai quật khảo cổ học dưới nước trong bán kính 100 m, từ vị trí tàu đắm ở khu vực cảng chuyên dùng số 3, Công ty TNHH MTV Hào Hưng, thuộc địa phận xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).

Khai quat tau co Dung Quat anh 1
Đội thợ lặn tham gia khai quật khảo cổ học tàu chìm ở vùng biển Dung Quất. Ảnh: Minh Hoàng.

Đội thợ lặn cùng các chuyên gia khai quật khảo cổ tàu đắm từ nay đến ngày 15/9, trên diện tích 800 m2. Sau đó, các đơn vị hoàn trả mặt bằng trong 15 ngày sau khi kết thúc khai quật. Hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập về Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi bảo quản.

Trao đổi với Zing.vn, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia khảo cổ học dưới nước cho hay đây là lần đầu tiên 12 thợ lặn chuyên nghiệp cùng chuyên gia khai quật tàu cổ chìm ở vùng biển Dung Quất theo phương pháp khảo cổ học dưới nước. Việc khai quật khảo cổ được thực hiện từ ngoài vào trong tàu đắm. 

Phân tích dữ liệu, các nhà khoa học sẽ hiểu rõ được kỹ thuật đóng tàu, kinh nghiệm đi biển của người xưa, nguyên nhân tàu chìm. Đội thợ lặn có thể thu thập những mảnh gỗ giống như "thẻ bài", ghi chép đầy đủ thông tin về nguồn gốc từng loại hàng hóa ở từng khoang, đường vận chuyển hàng hải quốc tế. Độc bản quý giá nhất trong cuộc khai quật lần này là xác tàu chìm ở vùng biển nơi đây.

Khai quat tau co Dung Quat anh 2
 Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi cùng tàu tuần tra bảo vệ khu vực tàu cổ chìm ở vùng biển Dung Quất. Ảnh: Minh Hoàng.

Trong khi đó, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng việc khai quật tàu chìm ở Dung Quất theo phương pháp khảo cổ học dưới nước là sự kiện quan trọng - bằng chứng ý nghĩa giữa bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.

"Việc khai quật tàu cổ chìm ở vùng biển nơi đây mở ra một chương mới cho sự phát triển ngành khảo cổ học nói riêng và công tác bảo tồn di sản văn hóa biển nói chung", ông Quốc nhấn mạnh. 

Trước đó, tháng 7/2017, trong lúc thi công nạo vét, thông luồng cảng biển và luồng quay tàu dùng chung cho Khu kinh tế Dung Quất, nhóm công nhân phát hiện xác tàu cổ dài khoảng 30 m, rộng hơn 6 m, cách bờ khoảng 7 m và ở độ sâu 9 m.

Theo kết quả kiểm tra thực địa bước đầu, các chuyên gia nhận định xác tàu cổ bị chìm cùng nhiều hiện vật gốm sứ hoa lam cao cấp thời Minh (Trung Quốc), niên đại khoảng thế kỷ XVI.

Khai quat tau co Dung Quat anh 3
Khu vực cảng biển quốc tế Hào Hưng (Khu kinh tế Dung Quất), nơi phát hiện tàu cổ chìm. Ảnh: Google Maps.

Đề xuất chi 48 tỷ để khai quật tàu cổ chìm ở Dung Quất

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất chi hơn 48 tỷ đồng để khai quật tàu cổ ở vùng biển Dung Quất (Quảng Ngãi).

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm