Theo trang tin chuỗi cung ứng The Loadstar, 27 tàu hàng từ bỏ các tuyến đường qua kênh đào Suez, sau khi con tàu khổng lồ Ever Given chắn ngang kênh đào, gây tắc nghẽn hai bên bờ kênh hôm 24/3. Ảnh: Twitter. |
Con tàu đầu tiên thay đổi lộ trình, tránh kênh đào Suez để vòng qua mũi Hảo Vọng vào ngày 26/3, khi tình hình tại kênh đào vẫn bế tắc. Ảnh: Twitter. |
Nhiều tàu khác cũng quyết định tránh kênh đào Suez trong những ngày sau đó. Điều đó kéo dài thời gian di chuyển thêm ít nhất một tuần và làm tăng chi phí nhiên liệu đáng kể. Ảnh: CNBC. |
Kênh đào Suez đã được khai thông hôm 29/3. Kế hoạch đổi lộ trình của 27 tàu hàng dường như phản tác dụng. Bởi thời gian di chuyển của các tàu dài hơn thời gian chờ đợi. Ảnh: Getty Images. |
Sau khi được hoàn thành vào năm 1869, kênh đào Suez giúp tiết kiệm thời gian di chuyển đáng kể cho tàu biển. Chẳng hạn, một con tàu đi từ cảng Italy đến Ấn Độ sẽ cần vượt 4.400 hải lý, mất khoảng 9 ngày khi di chuyển qua kênh đào Suez. Nhưng nếu đi qua mũi Hảo Vọng với tốc độ tương tự, con tàu cần tới 3 tuần và đi 10.500 hải lý. Ảnh: Twitter. |
Hãng tin Bloomberg dẫn lời các chuyên gia dự đoán việc đổi hướng vòng qua mũi Hảo Vọng có thể khiến chi phí nhiên liệu của tàu tăng 300.000 USD, chưa kể các chi phí khác như tiền phạt giao hàng muộn. Ảnh: Getty Images. |
Thêm vào đó, một số tàu đã được lệnh giảm tốc để ngăn tình trạng tắc nghẽn có thể xảy ra ở các cảng châu Âu, khi quá nhiều tàu cập cảng cùng một lúc. Tính đến ngày 28/3, cảng biển lớn nhất châu Âu tại Rotterdam đã có tới 59 tàu cập bến. Một số cảng Tây Ban Nha cũng bắt đầu lên kế hoạch dự phòng. Ảnh: Reuters. |