Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàn Quốc báo động nguy cơ bị Triều Tiên tấn công

Công cuộc xây dựng lực lượng của Hàn Quốc tiếp tục bị bỏ bê và chậm trễ trong khi Triều Tiên không ngừng củng cố vũ khí ở bờ biển phía Tây đang đặt ra báo động đỏ cho Seoul trước nguy cơ bị Bình Nhưỡng tấn công bất cứ lúc nào.

Hàn Quốc báo động nguy cơ bị Triều Tiên tấn công

Công cuộc xây dựng lực lượng của Hàn Quốc tiếp tục bị bỏ bê và chậm trễ trong khi Triều Tiên không ngừng củng cố vũ khí ở bờ biển phía Tây đang đặt ra báo động đỏ cho Seoul trước nguy cơ bị Bình Nhưỡng tấn công bất cứ lúc nào.

Tiềm lực quân sự thua kém so với Triều Tiên khiến Hàn Quốc luôn nơm nớp sợ bị láng giềng tấn công.

Theo nguồn tin Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, nước này vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các loại vũ khí tối tân quan trọng trên các đảo phía Tây Bắc cũng như trong vấn đề chuẩn bị các điều kiện quân sự chống lại một cuộc tấn công tiềm năng từ Triều Tiên.

Cụ thể, Seoul vẫn chưa thể triển khai các loại tên lửa điều khiển cần thiết, một tàu bay giám sát và máy bay không người lái như đã lên kế hoạch bởi các khó khăn chính trị và công nghệ sau vụ Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeongdo vào năm 2010, giết chết hai dân thường và hai sĩ quan hải quân. Chưa hết, tên lửa chống tăng dẫn đường của Israel, Spik, chứng tỏ không thích hợp để chống lại các cụm pháo được ngụy trang kỹ của Triều Tiên.

Dù có máy bay trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra có khả năng đối phó với thủy phi cơ của Triều Tiên nhưng các nhà phân tích cho biết, AH-1 bị hạn chế khả năng hoạt động vào ban đêm. Ngoài việc bổ sung các bệ phóng nhiều tên lửa, các hệ thống radar phát hiện pháo, cũng như các bích kích pháo K-9 cho một căn cứ nằm về phía tây bắc của Hàn Quốc, chính quyền Seoul không triển khai bất cứ vũ khí mới hiện đại nào tại đây.

Trong khi đó, đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, về phía Nam của Đường Ranh giới phía Bắc (NLL), trong nhiều năm qua, luôn nằm trong danh sách các mục tiêu tấn công tiềm năng nhất từ phía Triều Tiên là vì các trang thiết bị quân sự ở đây có nhiều thiếu sót, trục trặc.

Các bích kích pháo K-9 ở đây đã bị trục trặc trong suốt thời gian Triều Tiên pháo kích đảo. Còn hệ thống radar định vị đã không giúp ích được gì nhiều cho quân đội khi họ nỗ lực đáp trả lại lại hành động của Bình Nhưỡng. Chưa hết, các bích kích pháo K-9, đóng vai trò phòng vệ quan trọng của Hàn Quốc ở các đảo Tây Bắc cũng có nguồn lực rất hạn chế. Ngoài ra, quân đội Hàn Quốc phải mất tới hơn hai giờ để có thể tiếp cận các đảo phía Tây Bắc từ Incheon thông qua đường hàng không.

Hàn Quốc và Mỹ cũng chưa thống nhất được kế hoạch hành động chung nhằm chống lại các động thái khiêu khích của Triều Tiên tại biển Hoàng Hải theo kế hoạch hồi năm ngoái.

Một sĩ quan Hải quân Hàn Quốc lặng ngắm ảnh tưởng niệm hai đồng đội đã thiệt mạng trong vụ pháo kích đảo Yeonpyeongdo từ phía Triều Tiên năm 2010.

Trong khi đó, kể từ sau vụ pháo kích đảo Yeonpyeongdo, Triều Tiên vẫn không ngừng củng cố tiềm lực quân sự. Triều Tiên đã thành lập một trung tâm điều phối với hạm đội thủy phi cơ ở Goampo, tỉnh Nam Hwanghae, có khả năng xâm nhập bờ biển các đảo Tây Bắc của Hàn Quốc bao gồm Baekryeong, gần biên giới biển liên Triều chỉ trong 20 phút.

Triều Tiên cũng sở hữu 70 trực thăng chiến đấu, sẵn sàng triển khai bất cứ lúc nào. Đồng thời, họ không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tập trận xâm chiếm đối với khu vực Tây Bắc Hàn Quốc.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm