Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hạn chế tập trung, người dân TP.HCM nhận thông tin bầu cử qua Zalo

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM là một trong những tỉnh đầu tiên cung cấp thông tin về bầu cử đến cử tri nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời qua Zalo.

Người dân có thể tìm kiếm và quan tâm trang Zalo “Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM”. Tại giao diện chính, mục “Chi tiết về bầu cử" (được tích hợp với website của Sở TT&TT) sẽ có đầy đủ thông tin tổng hợp về bầu cử.

Cụ thể gồm: Thông tin về hoạt động của Ủy ban bầu cử TP.HCM; thông tin về công tác tiếp xúc cử tri; hỏi và đáp về bầu cử; quy trình bỏ phiếu bầu cử; tra cứu địa điểm bỏ phiếu cho cử tri; danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV; danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026.

Zalo anh 1

Hiện toàn TP.HCM có 32 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND TP.HCM với 158 ứng cử viên.

Trong phiên họp thứ 12 của Ủy ban bầu cử TPHCM vừa tổ chức, Chủ tịch HĐND TP.HCM bà Nguyễn Thị Lệ yêu cầu Sở Y tế phối hợp tiểu ban hậu cần của Ủy ban Bầu cử TP.HCM chuẩn bị phương án chi tiết về phòng, chống dịch Covid-19 ở tất cả quy trình của hoạt động bầu cử.

Các đơn vị được yêu cầu phải có phương án tổ chức tiếp xúc cử tri trực tuyến, bỏ phiếu phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường. Cụ thể, Ủy ban bầu cử TP.HCM chỉ đạo TP Thủ Đức và 21 quận, huyện cần có phương án cho 4 tình huống gồm: Tổ chức bầu cử tại các khu vực, địa điểm bỏ phiếu; tổ chức bầu cử cho cử tri đang cách ly tại nhà; tổ chức bầu cử tại khu vực cách ly tập trung và nơi thực hiện cách ly xã hội, hoặc phong tỏa; và tổ chức bầu cử tại bệnh viện, cơ sở y tế điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hay xác định mắc Covid-19.

Zalo anh 2

TP.HCM đã diễn tập tổ chức vận hành thử nghiệm phần mềm hỗ trợ phục vụ bầu cử.

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động tuyên truyền, cổ động cho công tác bầu cử tại TP.HCM vẫn diễn ra liên tục, tạo sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các tầng lớp nhân dân. Các địa phương thường xuyên tuyên truyền, thông báo cho cử tri thuộc khu vực bỏ phiếu biết về ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng các hình thức niêm yết, phát thanh và các ứng dụng công nghệ nhằm góp phần cho cuộc bầu cử diễn ra thành công.

Không chỉ tại TP.HCM, nhiều tỉnh/thành phố lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Giang, Cà Mau... cũng chọn Zalo là kênh truyền thông cho hoạt động tuyên truyền bầu cử trên địa bàn. Để theo dõi thông tin về bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp tại địa phương, người dân tìm và truy cập trang Zalo chính thức của nơi mình sinh sống, chọn "Quan tâm" và theo dõi tin tức cập nhật hàng ngày.

Giang Tiểu San

Bình luận

Bạn có thể quan tâm