Hầm trú ẩn tận thế lớn nhất thế giới sắp mở cửa đón khách
Thứ bảy, 25/3/2017 15:32 (GMT+7)
15:32 25/3/2017
Một hệ thống gồm gần 600 căn hầm trú ẩn tại South Dakota, Mỹ sẽ được mở cửa đón những khách hàng đầu tiên trong năm 2017.
Nằm tại South Dakota, Mỹ, Vivos xPoint là tên của hầm trú ẩn lớn nhất thế giới. Trong ảnh là bản đồ của khu hầm này được đặt trên một ngọn đồi, với 575 hầm riêng biệt. Ảnh: CNN.
Một góc độ khác cho thấy sự quy mô của công trình này. Nó có thể chịu sức ép từ 250 tấn thuốc nổ. Ảnh: CNN.
Vivos, công ty sở hữu công trình này, khẳng định những căn hầm có thể chịu đựng các cuộc tấn công hạt nhân và thảm họa khác trong tương lai. Khu vực này nằm tách biệt, được vây quanh bởi hàng rào và không dễ bị tiếp cận. Ảnh: CNN.
Chi phí sở hữu mỗi căn hầm ở đây trong 99 năm lên tới hơn 25.000 USD. Bên cạnh đó, khách hàng phải trả tiền thuê đất với giá 1.000 USD mỗi năm. Ảnh: CNN.
575 hầm trú ẩn này được cải tạo từ những hầm cũ của quân đội Mỹ, vốn được xây dựng từ năm 1942 và ngưng hoạt động vào năm 1967. Đây là khu hầm lớn nhất thế giới.
Ảnh: CNN.
Mỗi hầm có thể chứa 10-20 người với đầy đủ trang thiết bị và nhu yếu phẩm trong một năm. Một khi đã thanh toán đầy đủ, khách hàng có quyền mang vào đây bất cứ ai hay thứ gì họ thích, từ người thân cho đến mọi vật dụng cần thiết. Màn hình LED được đặt quanh hầm nhằm minh họa hình ảnh của thế giới bên ngoài, giúp khách hàng không cảm thấy nhàm chán và bí bách. Ảnh: CNN.
Hệ thống hầm này còn bao gồm nhiều dịch vụ tiện ích khác như phòng khám, spa, cửa hàng tiện lợi... Các nhân viên an ninh được đào tạo theo tiêu chuẩn quân đội túc trực 24/24. Ảnh: The Independence.
Vivos xPoint dự kiến sẽ mở cửa đón những khách hàng đầu tiên trong mùa hè năm nay. Ảnh: The Independence.
Các nhà khoa học Đức hy vọng nguồn sáng cường độ cao từ mặt trời nhân tạo khổng lồ này có thể giúp họ tạo ra nhiên liệu không chứa CO2 để sử dụng cho máy bay và ôtô.
Khoảng 1% dân số thế giới đang đầu tư rất nhiều tiền cho việc xây dựng những căn hầm trú ẩn với kiến trúc vững chắc và nội thất xa xỉ nhằm tránh khỏi thảm họa trong tương lai.
Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc chi 75 triệu USD để trục vớt phà Sewol sau 3 năm chìm dưới đáy biển. Trước đó, công ty cứu hộ Thượng Hải từng thất bại trong việc này.