Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hải quân Việt Nam và mục tiêu tuần tra hàng hải đường không

Trong bối cảnh kinh tế biển phát triển nhanh chóng cùng với đó là những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Hải quân Việt Nam gấp rút hình thành khả năng tuần tra trên biển bằng đường không.

Hải quân Việt Nam và mục tiêu tuần tra hàng hải đường không

Trong bối cảnh kinh tế biển phát triển nhanh chóng cùng với đó là những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Hải quân Việt Nam gấp rút hình thành khả năng tuần tra trên biển bằng đường không.

Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới. Đối với các nước lớn trên thế giới, từ lâu tuần tra hàng hải đường không có vai trò mang tầm chiến lược. Các nước như Nga, Mỹ liên tục phát triển những năng lực mới cho các loại máy bay tuần tra hàng hải.

Theo đó, các máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lý sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lãnh hải.

Việc thiếu năng lực tuần tra hàng hải đường không của Hải quân Việt Nam đang từng bước được khắc phục với sự có mặt của máy bay DHC-6.

Các máy bay trinh sát thực hiện phát hiện, định vị và tiêu diệt tàu chiến của đối phương điển hình có máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, P-3 Orion của Mỹ, IL-38, Tu-142F của Nga.

Lợi thế của tuần tra hàng hải đường không là điều không cần phải bàn cãi, đặc biệt với một đất nước hình chữ S có đường bờ biển dài trên 3.000 km thì việc hình thành không quân hải quân là điều vô cùng quan trọng. 

Cận cảnh buồng lái hiện đại của máy bay DHC-6 mới được bàn giao cho Hải quân Việt Nam.

Thế nhưng trên thực tế, khả năng tuần tra hàng hải đường không là điều mà Hải quân Việt Nam gần như không có trong suốt lịch sử hình thành và phát triển.

Nhằm từng bước khắc phục việc thiếu năng lực tuần tra hàng hải đường không, năm 2010 Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter từ nhà sản xuất Viking Air Canada. Đây là loại máy bay vận tải hạng nhẹ đa  năng. Máy bay có khả năng năng cất hạ cánh rất ngắn nên rất phù hợp với các đường băng ngắn tại các đảo nhỏ.

Thủy phi cơ DHC-6 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, tuần tra hàng hải, vận tải, tìm kiếm cứu nạn, đánh dấu vị trí trên biển. Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-Cvà hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.

Buổi lễ bàn giao chiếc máy bay DHC-6 đầu tiên cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2012.

Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng. Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300 km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2 km mà không cần oxy hỗ trợ.

Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248 km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896 km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ. Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.

Ngoài ra, Việt Nam còn đặt mua thêm 3 máy bay tuần tra hàng hải CASA C-212 từ Tây Ban Nha. Mặc dù 3 chiếc này được biên chế cho cảnh sát biển Việt Nam song việc chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ lẫn nhau trong việc tuần tra hàng hải là điều tất yếu.

6 chiếc DHC-6 cùng với trực thăng săn ngầm Ka-27 trên tàu hộ tống tên lửa Gepard, 3 chiếc tuần tra hàng hải của cảnh sát biển. Việc thiếu khả năng tuần tra hàng hải đường không của Hải quân Việt Nam đã từng bước được khắc phục.

quốc việt

Theo Infonet

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm