Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hải quân Mỹ sắp sở hữu siêu pháo điện từ

Tập đoàn Raytheon đã chế tạo thành công hệ thống cung cấp điện di động để hoàn thiện pháo ray điện từ và tiến tới đem thử nghiệm trên các chiến hạm.

Pháo ray điện từ khai hỏa trong một thử nghiệm. Ảnh: BAE Systems

Sau 8 năm phát triển và thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm. Pháo ray điện từ - siêu vũ khí chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng sắp trở thành hiện thực. Defence Update dẫn lời Chuẩn đô đốc Mat Winter, giám đốc Phòng Nghiên cứu Hải quân, cho biết pháo ray điện từ đã sẵn sàng để thử nghiệm trên biển trong năm 2016.

“Pháo ray điện từ là một trong những vũ khí đột phá mà Phòng nghiên cứu Hải quân muốn sở hữu để duy trì ưu thế cho hải quân trong tương lai”, chuẩn đô đốc Winter nói.

Hiện tại, Phòng Nghiên cứu Hải quân đang đánh giá 2 mẫu pháo ray điện từ do BAE System và General Atomics Electromagnetic Systems phát triển.

Cấu tạo của pháo ray điện từ gồm 2 ray kim loại đặt song song nhau và kết nối với nguồn cung cấp điện. Đầu đạn là một khối kim loại được đặt giữa 2 thanh ray.

Pháo ray điện từ ứng dụng nguyên lý đảo chiều từ trường để tạo ra lực đẩy điện từ giúp đẩy đầu đạn (khối kim loại) bay đi với tốc độ chóng mặt. Đầu đạn phá hủy mục tiêu nhờ vào động năng của vụ va chạm tốc độ siêu nhanh mà không cần dùng đến thuốc nổ.

Ưu điểm của pháo ray điện từ là không cần dùng liều phóng để đẩy đầu đạn đi như pháo thông thường, hay động cơ tên lửa, nên loại trừ được nguy cơ cháy nổ. Chi phí đầu đạn thấp hơn nhiều so với trước do không cần chế tạo thêm các bộ phận liên quan. Ngoài ra, đầu đạn là một khối kim loại nhỏ nên số lượng mang theo nhiều hơn, thời gian tác chiến lâu hơn.

sieu phao dien tu anh 1
Pháo ray điện từ đã sẵn sàng để thử nghiệm bên ngoài phòng thí nghiệm. Ảnh: BAE Systems

Các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm cho kết quả, pháo ray điện tử có thể bắn đầu đạn với tốc độ lên đến 2,2 km/s (khoảng 7.920 km/h), tầm xa có thể đạt đến 160 km hoặc xa hơn tùy thuộc vào nguồn cung cấp điện.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất trong quá trình phát triển pháo ray điện từ là nguồn cung cấp điện. Để bắn đầu đạn đi với tốc độ siêu thanh cần nguồn cung cấp điện rất lớn nên chỉ có thể sử dụng ở những nơi có kết nối với điện lưới quốc gia. Điều đó cản trở việc triển khai siêu vũ khí này bên ngoài phòng thí nghiệm.

Song vấn đề trở ngại này đã được giải quyết, Defence Update dẫn lời đại diện tập đoàn Raytheon ngày 24/5 cho biết, công ty đã chế tạo thành công module cung cấp xung điện công suất cao (PPC) ở dạng container lưu động.

Container chứa các tụ điện có thể hoạt động như một ắc quy khổng lồ. Mỗi module có thể phóng luồng điện có công suất 18 kW cho mỗi lần bắn. Nó có thể cung cấp năng lượng cho 10 lần bắn. Ưu điểm của PPC là có thể xạc lại rất nhanh để duy trì năng lượng cho pháo ray điện từ hoạt động liên tục.

Siêu pháo điện từ hủy diệt mục tiêu Pháo ray điện từ bắn đi đầu đạn với tốc độ lên đến 2,2 km mỗi giây có khả năng làm tan chảy thép mà không cần đến thuốc nổ.

Các vũ khí quân sự gây khiếp đảm nhất hiện nay

Hầu hết các vũ khí được sử dụng ngày này giống như bước ra từ những bộ phim hành động của tài tử Arnold Schwarzenegger.


Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm