Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Hai lúa' miền Tây săn cổ vật Óc Eo

Anh Tạ Măn, ở quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ được dân mê đồ cổ gọi là "vua đồ cổ Óc Eo" vì sở hữu bộ sưu tập đồ cổ của nền văn hóa này từ thế kỷ 7 đến 15.

Ngôi nhà của anh Măn ở quận Thốt Nốt giống như một bảo tàng thu nhỏ. Anh Măn làm nghề nông, vợ buôn bán tạp hóa tại chợ Thốt Nốt. Từ trước ra tới sau căn nhà rộng 40m2 của anh Măn đều để cổ vật Óc Eo. Mê sưu tầm cổ vật này từ thời trẻ; đây cũng là một trong những lý do người dân trong làng gọi anh là "vua cổ vật". 

Anh Tạ Măn bên tượng Thủy Thần Inđu (Ấn Độ) thường thờ cúng trước khi đi biển.
Anh Tạ Măn bên tượng Thủy thần Inđu (Ấn Độ).  Ảnh: Ngọc Trinh.

Một trong những món đồ gây ấn tượng nhất tại nhà anh Măn là tượng thần Harihara bằng đá cao 1,55m, nặng 90kg vào thế kỷ thứ 7. Không chỉ thế, anh còn sở hữu bức tượng đồng Hejvara, đạo (Hindu) Ấn Độ vào thế kỷ thứ 15; tượng phật Quan Âm 10 đầu, 20 tay cao 1,1m nặng 25 kg; cặp tượng Ganesa nam, nữ mặt người đầu voi đang quỳ trên bộ sử thi vào thế kỷ 13, tượng Linga được làm bằng đá hoa cương có mắt thần, cao 7cm vào thế kỷ thứ 10... Những cổ vật này đều được anh mua tại vùng văn hóa Óc Eo, (huyện Thoại Sơn – An Giang).

 “Năm 20 tuổi tôi đã bắt đầu mê và sưu tầm đồ cổ là gốm sứ Trung Quốc. Tôi tự dành dụm tiền để đi mua những cái bát, chén cũ mèm về. Có lúc người nhà cho tôi là 'thằng điên', vì cứ nghe đâu có hơi đồ cổ, xa cách mấy tồi cũng đến tận nơi xin coi, sờ mó chúng, nếu thấy cái nào chủ nhà không cần xài bán rẻ là tìm mọi cách để mua bằng được", anh Măn nói.

Binh khí thờ cúng của nền văn hóa Óc eo.
Binh khí thờ cúng của nền văn hóa Óc Eo.  Ảnh: Ngọc Trinh.

Nhiều năm lặn lội sưu tầm và chơi gốm sứ Trung Quốc, anh Tạ Măn vẫn thấy thiếu điều gì đó. Năm 28 tuổi, anh có chuyến đi tới thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn – An Giang) thăm người bạn, tình cờ thấy nhiều  nông dân ở đó khi làm đồng, thỉnh thoảng đào trúng hòn đá hay những cái tô cũ rích và sứt mẻ. Người dân ở đây cho biết, những đồ này là từ nền văn hóa Óc Eo để lại. Lúc đó, chưa có nhiều người biết cổ vật của nền văn hóa đó có giá trị như hiện nay.

Ban đầu, chỉ đem vài món nhỏ về sưu tầm, nhưng càng về sau càng thấy thích hơn vì trên những hòn đá, tượng đá, tô, chén ở trong đất hàng thế kỷ mà còn lưu giữ nét chữ viết và hoa văn rất lạ mắt, anh chuyển từ gốm sứ Trung Quốc sang chơi đồ cổ của nền văn hóa Óc Eo. Và anh Măn cũng trở thành người hiếm hoi sưu tầm cổ vật Óc Eo tại Thốt Nốt.

Chia sẻ về bức tượng thần Harihara bằng đá cao 1,55m, nặng 90kg, anh nói: “Cách đây 18 năm, tôi được một người bạn ở thị trấn Óc Eo giới thiệu có anh nông dân tình cờ phát hiện bức tượng này khi đang cày ruộng. Tôi đã tìm cách mua với giá 200 triệu đồng sau đó”.

Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vài năm sau khi anh đem tượng thần Harihara bằng đá về nhà để trưng bày, gia đình anh làm ăn khấm khá hơn. 1 ha vườn xoài cát Hòa Lộc và 5 công ruộng, năm nào cũng trúng mùa cho gia đình anh lãi trên 150 triệu đồng/năm.

Ngọc Trinh

Bạn có thể quan tâm