Zalo PMT 2021 là chương trình nghiên cứu và phát triển tính năng sản phẩm tại Zalo, kéo dài 6 tháng. Năm 2021, chương trình thu hút lượng lớn tập sự viên đến từ nhiều ngành thuộc các trường đại học trong và ngoài nước như Đại học Osaka, Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại Thương, RMIT...
Trải nghiệm cảm giác làm chủ sản phẩm
Trước khi thử thách bản thân ở Zalo PMT, Trần Anh Đức từng là cựu sinh viên ngành kinh tế của Đại học Ngoại thương. Sau khi tốt nghiệp, Anh Đức chọn thử thách bản thân ở mảng phân tích dữ liệu nhưng bản thân chỉ dừng ở mức độ phân tích và đưa ra gợi ý. Đam mê nghiên cứu, phát triển để được đưa ra quyết định thôi thúc Anh Đức tìm đến ngành phát triển sản phẩm. Zalo PMT 2021 là hành trình đầu tiên để chàng trai sinh năm 1998 chinh phục đam mê.
Anh Đức thuyết trình về dự án của mình trước hội đồng chuyên môn chương trình. |
Tham gia Zalo PMT, Anh Đức đảm nhận vai trò phát triển dự án “Cải thiện tính năng chúc mừng sinh nhật trên Zalo để tránh làm phiền”. Đây là dự án mang tính thực tiễn cao, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dùng.
Anh Đức cùng thành viên chung nhóm nghiên cứu dữ liệu bên trong, phỏng vấn người dùng bên ngoài để tìm ra lý do khiến họ chưa hài lòng với tính năng này. Sau thời gian nghiên cứu, nhóm của Anh Đức đưa ra giải pháp thay thế việc nhắc chúc mừng sinh nhật kèm nhãn dán bằng kèm thiệp sinh nhật có lời chúc của người gửi. Điều này giúp lời chúc ý nghĩa và chân thành hơn.
Dự án của Anh Đức được ban chuyên môn thông qua. |
Giải pháp của Anh Đức trong dự án “Cải thiện tính năng chúc mừng sinh nhật trên Zalo để tránh làm phiền” nhận được phản hồi tích cực và được hội đồng chuyên môn chương trình thông qua. Tính năng này đã tung ra thị trường 20% để người dùng làm quen và đang đánh giá hiệu quả sau khi ra mắt.
Sau 6 tháng tham gia chương trình với vai trò tập sự viên, Anh Đức cảm nhận rõ về văn hóa trao quyền, hỗ trợ lẫn nhau tại Zalo nói chung và Zalo PMT nói riêng. “Tôi được cấp trên trao quyền để tự nghiên cứu và đưa ra đề xuất. Sau đó, nhóm được hỗ trợ và góp ý để thực thi kế hoạch. Mỗi ngày đến Zalo, tôi cảm nhận đúng nghĩa của từ ‘owner’ khi được làm chủ công việc và sản phẩm”, Anh Đức chia sẻ.
Nhận thấy điểm yếu của bản thân và có cơ hội khắc phục
Anh Đức cho biết giá trị lớn nhất khi tham gia chương trình Zalo PMT 2021 là nhận ra các yếu điểm của bản thân. Bởi với Anh Đức, yếu tố quan trọng hàng đầu của người làm ngành phát triển sản phẩm là khả năng quan sát và mong muốn tiếp thu để cải thiện tính năng sản phẩm. Đó cũng là điều Anh Đức còn thiếu sót.
“Mỗi tính năng đưa ra cần giải pháp quan trọng nhất. Tuy nhiên thời gian đầu, tôi hơi tham nên đưa vào nhiều giải pháp không cần thiết. Nhờ sai lầm đó mà tôi nhận ra điểm yếu và cần cải thiện nhiều về khả năng quan sát của bản thân”, Anh Đức chia sẻ.
Dự án của Anh Đức đạt vị trí cao trong chương trình Zalo PMT 2021. |
Giai đoạn đầu diễn ra chương trình Zalo PMT 2021 cũng là thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam. Lúc ấy, Anh Đức tưởng chừng quá trình làm sản phẩm sẽ gián đoạn vì không tiếp xúc trực tiếp người dùng để phỏng vấn cũng như thấu hiểu nhu cầu của họ.
Tuy nhiên với sự nỗ lực của bản thân cũng như toàn bộ chương trình, bạn trẻ đã cùng thành viên nhóm thực hiện được nhiều cuộc phỏng vấn xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm. Với Anh Đức, các lần phỏng vấn không chỉ là cơ hội để phát triển sản phẩm mà còn là cơ hội để khắc phục yếu điểm của mình.
“Suốt quá trình làm sản phẩm ở Zalo PMT, dù trực tiếp hay online, tôi đều được đặt câu hỏi cho người dùng mỗi ngày. Nhờ đó, tôi có thể quan sát họ thao tác và nhận xét về quá trình sử dụng sản phẩm, từ đó rút kinh nghiệm và cải thiện sản phẩm”, Anh Đức cho biết.
Anh Đức tìm được điểm yếu của bản thân sau khi tham gia Zalo PMT 2021. |
Sau mỗi hành trình nghề nghiệp, Anh Đức tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm, kiến thức mới. Tuy nhiên chỉ khi bước đến với Zalo PMT 2021, bạn trẻ mới thực sự nhận ra 2 chữ “được” ý nghĩa và giá trị.
Bình luận