Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội tiếp tục cấm cửa hàng không thiết yếu mở cửa trước 9h

Cho biết tiếp tục thí điểm cấm cửa hàng không thiết yếu mở trước 9h sáng, Chủ tịch UBND Hà Nội cho rằng đây là cơ hội để TP điều chỉnh giờ làm, giảm ách tắc giao thông.

Tại buổi giao ban công tác tháng 5 của UBND Hà Nội ngày 6/5, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung nêu ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội của Hà Nội không đạt do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thành phố cũng thấy nhiều biến động, có sự đảo lộn trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Dự báo về tình hình, Chủ tịch UBND TP cho rằng dịch bệnh sẽ kéo dài trên thế giới, chưa có tín hiệu kết thúc trong trong năm nay. Thành phố xác định công tác chống dịch phải thực hiện trong thời gian dài, đến khi thế giới có vaccine an toàn sản xuất đại trà.

Cơ hội để TP điều chỉnh giờ làm việc

Đề cập đến đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên đi học trở lại từ tuần này và cấp mầm non, tiểu học từ tuần sau, ông Chung cho rằng ở một số trường chia nhiều giờ học, ca học hay cho học sinh đeo kính chống giọt bắn trong lớp là không cần thiết.

"Chỉ cần đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn các trang thiết bị. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu giảm tải chương trình học và các kỳ thi, tổ chức thật khoa học và vẫn đảm bảo chất lượng, làm tốt công tác phòng chống dịch, không để dịch ở trường học", ông Chung yêu cầu.

Hoc sinh deo kinh chong giot ban anh 1

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: HaNoi Portal.

Ông nhắc lại yêu cầu ngành giáo dục phải khẩn trương thí điểm ứng dụng tin học, công nghệ 3D và thực tế ảo từ THCS, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra giờ hoạt động của các cửa hàng không thiết yếu, không để mở cửa trước 9h hàng ngày. Nếu vi phạm, ông đề nghị các đơn vị chức năng thu giấy phép kinh doanh. Thành phố sẽ thí điểm hoạt động này đến hết ngày 31/12.

"Đây cũng là cơ hội để Hà Nội điều chỉnh giờ làm, có thể giảm 600.000-800.000 người ra đường cùng lúc, góp phần giảm thiểu ách tắc giao thông", ông Chung nói.

Chủ tịch thành phố yêu cầu các đơn vị kích cầu tiêu dùng bằng cách kết nối, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, bán hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong điều kiện không còn ca bệnh, Sở Văn hóa - Thể thao chuẩn bị các hoạt động hướng tới nới lỏng giãn cách xã hội.

Chủ tịch nhấn mạnh nhiệm vụ cải cách hành chính và cho rằng đây là giải pháp “xương sống” để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa thực hiện tốt. Trong đó ông đề cập đến việc phòng, ban chuyên trách của các sở "om" hồ sơ của doanh nghiệp đến 8 tháng.

“Có gần 20 hồ sơ tính tiền sử dụng đất từ năm 2018 của Sở TN&MT chuyển cho Sở Tài chính, nhưng các đồng chí không nhập vào hệ thống hồ sơ, xem xong lại 'đá qua đá lại' đến 6 vòng. Đề nghị các đồng chí phải chấn chỉnh lại ngay tình trạng này”, Chủ tịch UBND TP bày tỏ không hài lòng.

Nêu khảo sát của VCCI, doanh nghiệp nước ngoài mất 24 triệu đồng cho một dự án xây dựng, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng phải rà soát lại nội dung này và đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích người dân xây dựng nhà trong thời điểm này.

Thắt chặt chi tiêu sau vụ việc ở CDC Hà Nội

Đề cập đến việc buông lỏng quản lý, dẫn đến việc một số cán bộ ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trục lợi từ mua sắm thiết bị y tế, bị khởi tố bắt tạm giam, ông Chung cho biết sẽ thắt chặt vấn đề chi tiêu của thành phố.

Ông yêu cầu Sở Công Thương, Sở Y tế quản lý thị trường thiết bị y tế của thành phố. Hà Nội phải tiên phong trong xây dựng thị trường thiết bị y tế. Các hãng thiết bị y tế muốn tham gia phải công bố công khai máy móc như thế nào, số hiệu, cấu hình ra sao, từ đó công khai giá bán.

Bên cạnh đó, ngành y tế phải quản lý chặt cả chính sách bán hàng, bảo dưỡng, bảo hành thiết bị ra sao, mua sắm vật tư tiêu hao. Các sở phải nghiên cứu, báo cáo thành phố, báo cáo Chính phủ xây dựng thị trường đảm bảo công khai minh bạch.

"Qua bài học vừa rồi, mỗi nơi một giá, không thể chấp nhận được. Chúng ta có bài học, đã phải trả giá đắt có cán bộ đã bị bắt rồi. Chúng ta phải chấn chỉnh lại", Chủ tịch thành phố nói và yêu cầu liên sở sớm có nghiên cứu, đề xuất vấn đề này.

Hoc sinh deo kinh chong giot ban anh 2

Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ chi tiêu thiết bị y tế sau vụ việc tại CDC Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.

Chủ tịch TP giao Công an Hà Nội làm tốt công tác phòng chống tội phạm đặc biệt là nhóm tội phạm gây án nghiêm trọng, cướp giật, ổ nhóm tội phạm hoạt động ban đêm. Công an TP xây dựng phương án để bảo vệ tốt các sự kiện lớn như Hội nghị Trung ương vào tuần sau, phối hợp với các địa phương không để các đoàn khiếu kiện đông người kéo về Hà Nội.

“Rút kinh nghiệm từ vụ án nghiêm trọng ở Thụy Khuê, chồng chém chết vợ con chưa đầy 3 tuổi. Vậy các tổ hòa giải cơ sở ở đâu, cảnh sát khu vực, tổ dân phố nắm thế nào mà không biết để chúng ta phòng ngừa, để xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng và đau lòng?”, Chủ tịch Hà Nội nói.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền cho biết sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19, hầu hết chỉ tiêu tăng trưởng tháng 4 giảm so với tháng 3 và giảm so cùng kỳ năm 2019.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn chỉ đạt 31,7% dự toán, bằng 98,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 giảm giảm 0,8% so với cùng kỳ. Tổng lượng khách du lịch lưu trú 4 tháng đầu năm giảm 57,9%, trong đó khách quốc tế giảm 58,5%.

Trong 4 tháng đầu năm, 805 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể, 5.075 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 36% so với cùng kỳ).

Học sinh THPT Hà Nội nghỉ hết 22/3, còn lại hết 29/3

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung quyết định cho tất cả học sinh các cấp từ mầm non đến THCS, dạy nghề nghỉ đến hết 29/3. Riêng học sinh THPT nghỉ đến hết 22/3.

Hà Nội rà soát toàn bộ việc mua sắm thiết bị y tế

Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết lãnh đạo thành phố sẽ họp với Sở Y tế và CDC Hà Nội để rà soát lại toàn bộ công tác mua sắm, chuẩn bị các thiết bị y tế.

Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm