Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Hà Nội thiếu tượng đài, công trình điêu khắc'

"Hà Nội quá nghèo nàn các công trình văn hóa, nhất là các tượng đài, công trình điêu khắc danh nhân của Hà Nội và cả nước. Một số tượng đài chưa xứng tầm về nghệ thuật".

Đóng góp ý kiến tại hội thảo nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển thành phố sáng tạo sáng 28/9, chuyên gia nhìn nhận Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác chưa chú trọng phát triển văn hóa đúng mức.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đánh giá cảnh quan đô thị của Hà Nội có vai trò quan trọng. Song, quy hoạch thủ đô chưa được tính toán cẩn thận nên hay bị điều chỉnh, thiếu sự kết nối, đồng bộ với văn hóa.

Hà Nội từng định xây Khải Hoàn môn

Ông Tấn cho biết khi chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, TP có ý tưởng xây Khải Hoàn môn để biểu tượng cho chiến công của Hà Nội và dân tộc. Song đến nay, TP chưa triển khai được. Ngoài ra, Hà Nội cũng thiếu các công trình chào mừng tại 5 cửa ô của thành phố.

hoi thao thanh pho sang tao anh 1

GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Ảnh: Sơn Hà.

"Hà Nội quá nghèo nàn các công trình văn hóa, nhất là các tượng đài, công trình điêu khắc danh nhân của Hà Nội và cả nước. Một số tượng đài chưa xứng tầm về nghệ thuật, chất liệu, vị trí bị khuất lấp hoặc không được bảo quản, chưa phát huy được giá trị văn hóa", vị giáo sư đánh giá.

Ngoài ra, kiến trúc các công trình dân dụng, nhà ở của thành phố ít thấy bóng dáng, dấu vết đặc trưng dân tộc, thậm chí còn lộn xộn.

"Du khách đến đây, người ta phải nhận ra Hà Nội ở cái gì? 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được thể hiện ở đâu, trước hết phải là cảnh quan đô thị, sau đó là con người", vị giáo sư nhìn nhận. Ông cho rằng Hà Nội cần cân nhắc chiến lược phát triển cảnh quan thực sự nghiêm túc và có đầu tư.

Văn hóa chưa ngang hàng với kinh tế, xã hội

PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), cho rằng nhận thức của lãnh đạo, nhất là lãnh đạo quản lý về văn hóa còn hạn chế.

Việc thể chế hóa các văn bản pháp quy, cơ chế chính sách phát triển văn hóa còn sơ sài. Ông đánh giá cả nước trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, song thành tựu văn hóa không tương xứng với các lĩnh vực khác.

"Đặc biệt, chúng ta thấy có những biểu hiện xuống cấp, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống không phải một số ít, mà một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và nhân dân", ông Quát nói.

hoi thao thanh pho sang tao anh 2

PGS.TS Đào Duy Quát đánh giá vai trò của văn hóa chưa được chú trọng đúng mức. Ảnh: Sơn Hà.

Ông Quát đề xuất để Hà Nội phát triển văn hóa một cách toàn diện cần phát triển đầy đủ tất cả lĩnh vực: Chính trị - tư tưởng; đạo đức - lối sống; báo chí; xuất bản; di sản; văn hóa tôn giáo. Ông nhấn mạnh TP cần một bộ tư lệnh chỉ đạo xuyên suốt phát triển văn hóa một cách toàn diện với người đứng đầu là Bí thư Thành ủy.

Tại hội thảo này, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội luôn coi trọng và xác định phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Bà cho biết Thành ủy, UBND Hà Nội chú trọng phát triển văn hóa Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến và anh hùng, thành phố vì hòa bình, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Quận Hoàn Kiếm muốn tổ chức dịch vụ vui chơi xuyên đêm

Nhiều tuyến phố trung tâm quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có thể được xây dựng thành các tuyến đường quảng bá nét đẹp ẩm thực, văn hóa, thời trang, thương mại.

Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm