Từ 4 hướng ngoại thành nhìn về thủ đô, người đi đường có thể thấy thành phố ngày càng khác lạ với hàng loạt toà cao ốc mọc lên dày đặc.
|
Nội thành Hà Nội nhìn từ hướng đại lộ Thăng Long (phía Tây Nam thủ đô). |
|
Từ khoảng cách gần 10 km, người đi đường có thể thấy rõ các cao ốc mọc lên san sát nhau.
|
|
Mật độ xây dựng các khu chung cư, toà nhà văn phòng ngày một dày đặc đang dần làm cho thủ đô mang một diện mạo mới lạ, không kém gì so với các nước phát triển.
|
|
Trung tâm thủ đô nhìn từ hướng Đông Nam (gần cầu Thanh Trì).
|
|
Các khu đô thị mới thi nhau mọc lên ở các khu vực vành đai, xa trung tâm khiến cho người đi đường ở ngoại thành hay từ bên kia sông cũng có thể ngắm thành phố đẹp vào mỗi buổi hoàng hôn.
|
|
Có những đoạn nảy sinh sự đối lập nhưng khá gần gũi, nông thôn ngay ven thành phố, thậm chí còn chưa ngăn cách hết một khúc sông.
|
|
Tầm nhìn từ hướng Bắc về thành phố đoạn gần cầu Nhật Tân.
|
|
Trong nội thành vẫn còn nhiều làng mạc như Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân Đỉnh... thuộc các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm. Người nông dân gắn bó với nghề trồng hoa màu, cây lương thực.
|
|
Bộ mặt thủ đô ngày càng thay đổi đặc biệt là sau khi có nhiều dự án về xây dựng lẫn giao thông được triển khai.
|
|
Tại hướng Tây Nam, nhìn từ quận Hà Đông, nhiều làng, xã vùng ven của Hà Nội trước đây sống bằng nghề nông nay cũng chuyển dần sang nghề khác do đất canh tác bị thu hẹp hoặc không còn.
|
|
Trung tâm thủ đô nhìn từ hướng cầu Đông Trù (địa phận huyện Đông Anh).
|
|
Từ phía Đông Bắc Hà Nội, có thể nhìn rõ tòa nhà cao thứ 2 Việt Nam, Lotte.
|
|
Cửa ngõ phía Tây Nam nhìn từ huyện Hoài Đức.
|
Theo quy hoạch phát triển, Hà Nội được định hướng phát triển trở thành trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Với định hướng đó, bộ mặt đô thị của Hà Nội đang thay đổi từng ngày.
Phát triển nhà cao tầng là xu thế chung và là sự lựa chọn “không thể khác” khi trào lưu dịch cư từ khu vực nông thôn về thành thị tạo ra áp lực rất lớn về nhà ở. Bên cạnh đó, các công trình cao tầng, tòa nhà chọc trời còn là biểu tượng cho sự phát triển thịnh vượng của mỗi đô thị là niềm tự hào của người dân. Theo thống kê, đến tháng 8/2015, thủ đô có 60 toà cao ốc trên 110 m.
Diện tích tự nhiên của Hà Nội hơn 920 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10 km (phía Bắc huyện Sóc Sơn) đến trên 30 km (từ Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm).
Sự thay đổi đáng kể nhất phải kể đến hệ thống các chung cư cao tầng. Hàng loạt các khu đô thị mới đang mọc lên, được xây dựng theo hướng hiện đại với các khu nhà cao tầng dịch chuyển dần sang phía Tây - Tây Nam và ra khu vực ngoại thành, tập trung trên địa bàn các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì nhằm giảm mật độ cho khu vực trung tâm thành phố đang dần trở nên chật hẹp.
Cùng với đó là sự ra đời của các cao ốc hiện đại được xây dựng trong khu vực nội thành với mục đích cho thuê làm văn phòng.
Phía Đông của thành phố (huyện Gia Lâm) cũng có một số khu đô thị đang được xây dựng, chủ yếu được kết hợp với các khu công nghiệp tập trung. Đây cũng là xu hướng phát triển trong những năm tới, mở rộng thành phố về phía hữu ngạn sông Hồng. Riêng khu phía Bắc sông Hồng được dự kiến xây dựng thành khu Hà Nội mới với diện tích đất cho xây dựng đô thị năm 2020 tăng gấp 4 lần năm 2005, với mục tiêu nhằm phát triển Hà Nội thành thành phố hai bên bờ sông.