Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội: Định hướng Khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm ra sao?

Đồ án định hướng nghiên cứu Khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm phát triển gắn kết với các đô thị tỉnh, thành phố lân cận.

Ngày 8/12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Theo Đồ án, thành phố đã định hướng mô hình phát triển đô thị của Hà Nội là chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm. Trong đó, Đô thị trung tâm (gồm Đô thị phía Nam sông Hồng; Đô thị Long Biên, Gia Lâm), thành phố phía Bắc (gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (gồm Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai), các Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; Thị trấn sinh thái và thị trấn.

Đối với Khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm Đồ án định hướng nghiên cứu mô hình phát triển gắn kết với các đô thị tỉnh, thành phố lân cận. Cửa ngõ logistic phía Đông kết nối hướng các tỉnh, thành phố ven biển. Đồng thời, nghiên cứu quy hoạch phát triển mới, đề xuất một số khu vực đô thị nén, mô hình TOD, liên kết không gian ngầm, mật độ xây dựng thấp, tăng quy mô diện tích không gian xanh và tiện ích đô thị.

quy hoach Ha Noi anh 1

Long Biên được định hướng là Khu vực đô thị Gia Lâm, Long Biên thuộc đô thị Trung tâm.

UBND TP. Hà Nội cũng đề xuất, rà soát, phân bổ lại quy mô dân cư trên địa bàn để bổ sung phù hợp nhu cầu và quy mô phát triển, phù hợp với định hướng phát triển khu vực Bắc sông Hồng thành quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố.

Ngoài ra, mở rộng không gian phát triển đô thị khu vực phía Đông huyện Gia Lâm, khai thác hiệu quả quỹ đất, hình thành khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đồng thời, nghiên cứu phát triển gắn kết với một số mô hình nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp tầm quốc gia và khu vực, tận dụng lợi thế một số quỹ đất sẵn có tại khu vực.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, việc HĐND thành phố cũng thông qua các Nghị quyết chuyên đề có những nội dung rất quan trọng như: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô; Đề án xây dựng nông thôn mới; tổng biên chế hành chính sự nghiệp; sáp nhập thôn, tổ dân phố; danh mục thu hồi đất; hệ số điều chỉnh giá đất... là cơ sở pháp lý quan trọng, tác động sâu rộng, kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô.

Cùng ngày, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết Quy định số lượng, mức hỗ trợ thường xuyên đối với công an xã bán chuyên trách được bố trí ở thôn tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở...

Nghị quyết quy định, xã loại I, loại II, mỗi thôn bố trí không quá 2 công an xã bán chuyên trách tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; xã loại III mỗi thôn bố trí 1 công an xã bán chuyên trách. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng bằng 1,4 lần mức lương cơ sở (khoảng 2,5 triệu đồng); hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng là 13% mức lương cơ sở; hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế hằng tháng là 3% mức lương cơ sở.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nêu nguyên nhân ùn tắc giao thông

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, nguyên nhân gây ùn tắc giao thông là tốc độ phát triển hạ tầng tăng 0,5%/năm, còn phương tiện cá nhân tăng gấp 10 lần.

https://tienphong.vn/ha-noi-dinh-huong-khu-vuc-do-thi-long-bien-gia-lam-ra-sao-post1593918.tpo

Theo Thanh Hiếu - Đặng Đỗ/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm