Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

GS Lê Kim Ngọc nhận huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp

Ghi nhận thành quả đóng góp to lớn cho khoa học, Tổng thống Pháp quyết định tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh - huân chương cao quý nhất của nước này cho GS Lê Kim Ngọc.

Ngày 18/7, lãnh đạo tỉnh Bình Định đến Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn tặng hoa chúc mừng GS Lê Kim Ngọc - Chủ tịch Hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Cuối tuần trước, Tổng thống Pháp đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh (Ordre national de la Légion d’honneur - huân chương cao quý nhất của Pháp) cho GS Ngọc vì thành tích đóng góp lớn cho nền khoa học Pháp và công tác thiện nguyện hỗ trợ trẻ em mồ côi.

GS Le Kim Ngoc  duoc Phap tang huan chuong Bac dau boi tinh anh 1
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tặng lẵng hoa chúc mừng GS Lê Kim Ngọc. Ảnh: H.Trong.

Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng gửi lời chúc mừng đến GS Ngọc và ghi nhận, đây không chỉ là niềm vinh dự của vợ chồng giáo sư mà còn là niềm vinh dự, tự hào của người Việt Nam.

"Vợ chồng giáo sư đã có nhiều đóng góp không chỉ cho nước Pháp mà còn có nhiều cống hiến cho nền khoa học của Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng", vị Bí thư cảm kích chia sẻ. 

Hiện vợ chồng GS Lê Kim Ngọc và GS Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam đang tổ chức các hoạt động trong Chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 12 năm 2016 tại TP Quy Nhơn (Bình Định). Chồng bà Ngọc là GS Trần Thanh Vân cũng được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh vào năm 1999.

GS Le Kim Ngoc  duoc Phap tang huan chuong Bac dau boi tinh anh 2
Vợ chồng GS Lê Kim Ngọc và GS Trần Thanh Vân. Ảnh: Minh Hoàng.

GS Ngọc quê ở tỉnh Vĩnh Long, sang Pháp học tại Đại học Sorbonne (Paris) từ năm 1953. Năm 1956, bà tốt nghiệp hạng ưu ngành khoa học tự nhiên rồi làm nghiên cứu sinh tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS) của Pháp.

GS Ngọc đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công trình “Lát mỏng tế bào” được đánh giá là mang ý nghĩa mở đường, khai mở một thời kỳ mới cho ngành công nghệ sinh học thực vật khi được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống thuần theo cây mẹ, trong công nghệ ghép gien để tạo giống mới... Tên tuổi của bà được báo chí ở các nước Anh, Pháp nhắc đến rất nhiều vào thập niên 1970.

Từ năm 1970, vợ chồng GS Lê Kim Ngọc, GS Trần Thanh Vân đã thành lập Hội giúp đỡ trẻ em Việt Nam tại Pháp để vận động, quyên góp kinh phí hỗ trợ trẻ em Việt Nam. Năm 1972, Hội chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Làng trẻ em SOS Quốc tế với mục đích góp phần thực hiện các dự án thiện nguyện nhằm giúp đỡ trẻ em Việt Nam.

Viện Nghiên cứu nguyên tử Nga vinh danh GS Trần Thanh Vân

Ghi nhận cống hiến to lớn của GS Trần Thanh Vân với cộng đồng Vật lý thế giới, Viện Nghiên cứu nguyên tử JINR DUBNA (Nga) vinh danh và trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm