Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giới công nghệ tin xử lý được các vụ tài khoản ngân hàng bốc hơi

Ông Đặng Minh Tuấn, Phó chủ tịch CLB Fintech thuộc Hiệp hội Ngân hàng, cho biết việc đưa blockchain vào ngân hàng có thể khắc phục hoàn toàn các rủi ro mất tiền thời gian qua.

Chia sẻ tại diễn đàn "Blockchain: Xu hướng và tầm nhìn phát triển" sáng 14/6, nhiều chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ cho biết Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội để ứng dụng blockchain vào các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngân hàng và nông nghiệp.

Ứng dụng blockchain giảm thiểu rủi ro

Ông Đặng Minh Tuấn - Giám đốc trung tâm nghiên cứu Blockchain QNET, cha đẻ của ứng dụng Vietkey, người đồng thời là Phó chủ tịch Câu lạc bộ Fintech thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết đơn vị đang xây dựng một dự án quản lý hồ sơ cho vay thế chấp tại ngân hàng. Khi khách hàng đi vay thế chấp, ngân hàng sẽ nắm được toàn bộ hồ sơ thông tin khách hàng, tài sản thế chấp. 

Theo ông Tuấn, thời gian gần đây, các tiêu cực như khách hàng mất hàng trăm tỷ, một hồ sơ thế chấp tại nhiều ngân hàng, hay nhân viên đổi thông tin khách hàng để trộm tiền của khách, của ngân hàng… xuất hiện nhiều.

cach khac phuc nhung vu mat tien trong ngan hang anh 1
Ông Đặng Minh Tuấn (thứ 2 từ trái qua), cho biết ngành ngân hàng là lĩnh vực có lợi nhất nếu áp dụng công nghệ blockchain.

Nếu ứng dụng công nghệ blockchain vào lĩnh vực này, khi xây dựng một hồ sơ thế chấp vay ngân hàng sẽ đảm bảo hồ sơ đó là duy nhất, không ai thay đổi sửa chữa thông tin hồ sơ kể cả ngân hàng hay khách hàng, giảm thiểu tối đa tiêu cực trong hoạt động của các nhà băng.

“Blockchain là minh bạch và không thể can thiệt kể cả những người phát triển nó. Sẽ không còn chuyện một hồ sơ thế chấp nhiều ngân hàng hay nhân viên ngân hàng đổi dữ liệu để rút tiền…”, ông Tuấn khẳng định.

Ông Tuấn cho biết hiện CLB Fintech đang hình thành dự án mới sẽ ra mắt trong thời gian tới và có thể áp dụng ngay giúp giảm thiểu tiêu cực từ khách hàng cũng như trong việc quản lý ngân hàng.

Có thể điện tử hóa đồng VNĐ?

Chia sẻ thêm, ông Tuấn lấy ví dụ thành công của Hội nghị Khoán 10 vào kinh tế của Việt Nam là rất lớn, giúp Việt Nam từ nước bao cấp lạc hậu trở thành nước đang phát triển năng động như hiện nay. Ông hy vọng sẽ có một Khoán 10 trong công nghệ và blockchain và hành lang pháp lý đủ rộng để các doanh nghiệp phát triển. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện áp dụng các công nghệ này ở những nơi có thể được.

“Cách đây 2 hôm, Bộ trưởng Tư pháp đã mời các chuyên gia, thứ trưởng cùng các vụ chuyên môn đến nghe và nghiên cứu về công nghệ blockchain. Bộ cũng cho biết sẽ nghiên cứu ứng dụng blockchain trong ngành tư pháp. Điều này rất tích cực khi các cơ quan Nhà nước đã manh nha ứng dụng công nghệ này trong hoạt động hành chính”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cũng mong muốn trong các hoạt động của chính phủ ở những nơi có thể áp dụng được thì hãy áp dụng blockchain vì nó mang lại sự minh bạch, niềm tin cho người dân và các đơn vị khác.

“Hiện tại, Nga hay Trung Quốc đang xây dựng một đồng tiền để sử dụng sự ưu việt của blockchain vào lĩnh vực tài chính. Chúng ta cũng cần mạnh dạn xây dựng một đồng tiền kỹ thuật số mà không phải đồng tiền mới mà có thể là điện tử hóa đồng VNĐ để sử dụng những công nghệ mới”, ông Tuấn đề xuất.

Trước đó, chia sẻ về những ứng dụng của công nghệ blockchain tại Việt Nam ông Đỗ Văn Long - Giám đốc vùng Infinity Blockchain Labs, lấy ví dụ từ Uber, “nếu giao dịch giữa các tài xế và Uber sử dụng nền tảng blockchain thì mọi thông tin sẽ minh bạch, việc quản lý của cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”.

cach khac phuc nhung vu mat tien trong ngan hang anh 2
Ông Đỗ Văn Long, Giám đốc vùng Infinity Blockchain Labs .

Theo ông Long, câu chuyện là làm thế nào để có khung pháp lý phù hợp cho công nghệ blockchain.

Từ kinh nghiệm của mình, vị này cho rằng mấu chốt chính là giáo dục và đào tạo. "Khi những người lãnh đạo doanh nghiệp đang nắm chiến lược phát triển hiểu được bản chất công nghệ thì mới có thể đưa ra chính sách phát triển rõ ràng", Giám đốc vùng Infinity Blockchain Labs cho hay.

Vị này cũng chia sẻ hiện doanh nghiệp của ông đang hợp tác cùng một hợp tác xã sản xuất xoài tại tỉnh miền Tây để ứng dụng công nghệ blockchain vào việc quản lý quá trình hình thành trái xoài từ khi trồng cây đến khi tới tay người tiêu dùng.

Người tiêu dùng chỉ cần sử dụng ứng dụng quét mã QR code trên trái xoài đó là có đầy đủ thông tin trái xoài từ giống, nhà sản xuất, vận chuyển, quá trình đến tay người tiêu dùng, chua ngọt ra sao… và đó có phải là thời điểm phù hợp nhất để ăn hay không.

245 tỷ đồng của đại gia Chu Thị Bình 'bốc hơi' tại Eximbank thế nào? Gửi tiết kiệm hàng trăm tỷ tại Eximbank giai đoạn 2014-2016, đại gia Chu Thị Bình phát hiện 245 tỷ đồng bốc hơi. Lãnh đạo chi nhánh của ngân hàng nghỉ việc, bỏ trốn.

Tiền trong tài khoản 'bốc hơi': 70% lỗi do khách, 30% do ngân hàng

Giới chuyên gia, quản lý ngân hàng cho rằng các vụ mất tiền trong tài khoản gần đây phần lớn do con người, mà chủ yếu là khách hàng. Mới 11% người dùng thẻ nhận thức được rủi ro.

Xuất hiện 'chiêu' chiếm đoạt tiền ngân hàng qua điện thoại

Theo NHNN, gần đây xuất hiện trường hợp giả danh công an, tòa án rồi gọi điện liên lạc với người dân để lợi dụng đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản, tài khoản ngân hàng.


Hoàng Thanh

Bạn có thể quan tâm