Giáng sinh (Noel) là ngày lễ lớn đối với người theo đạo Thiên Chúa. Đặc biệt, khi các hoạt động sau đại dịch trở lại bình thường, Noel càng được nhiều người mong ngóng. Đối với những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam, dù không có điều kiện trở về quê hương đón Giáng sinh, họ vẫn chọn cho mình cách thức riêng để ăn mừng ngày lễ trọng đại này.
Háo hức với những trải nghiệm mới
Rảo bước trên những con phố tràn ngập ánh đèn, Tristan (32 tuổi, công dân Pháp) vừa hào hứng chia sẻ cảm nhận của anh về Việt Nam, vừa ngân nga bài hát Jingle Bells quen thuộc. Những giai điệu này văng vẳng phát ra từ những hàng quán ven đường.
Là người ưa trải nghiệm, Tris bắt đầu đi du lịch và sống ở nước ngoài từ 10 năm trước, sau đó chuyển đến Australia để lấy bằng cử nhân. Kể từ đó, anh liên tục đến các quốc gia khác nhau để học tập, du lịch hoặc làm việc. Gần đây nhất, anh chọn gắn bó với Việt Nam và đảm nhận vị trí Giám đốc Kiến trúc Giải pháp tại một công ty tư nhân.
Sinh sống và làm việc tại Việt Nam từ 2018, nhưng Tris từng đón Giáng sinh tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2013 với nhiều cảm xúc đặc biệt. Đến nay, đã qua vài mùa Giáng sinh khác nhau, nhưng cảm xúc của Tris vẫn luôn hồi hộp và mới mẻ như những ngày đầu.
“Dù khác với trải nghiệm đón Giáng sinh ở châu Âu, nhưng lễ Giáng sinh ở Việt Nam cũng rất đặc biệt. Đồ trang trí Noel ở Việt Nam đa dạng, độc đáo và khoảnh khắc đi bộ vào trung tâm thành phố để cảm nhận không khí sôi động, khung cảnh trang hoàng lộng lẫy thật sự tuyệt”, Tris cho biết.
Giáng sinh tại Việt Nam rực rỡ ánh đèn. |
Theo anh, vào dịp Giáng sinh, anh thường tổ chức một bữa tối tại nhà với bạn bè, cùng nấu nướng và gọi những món đặc sản cho sự kiện này (hàu, rượu vang, gan ngỗng....). Sau đó, anh cùng bạn bè sẽ quây quần bên cây thông Noel và chơi trò Secret Santa.
Cảm xúc háo hức khi đón Giáng sinh ở một đất nước khác không chỉ có ở Tris, mà với Katie Collins (27 tuổi, quốc tịch Anh) cũng vậy. Sinh sống ở Việt Nam đã hơn 5 năm, Katie đã đón 5 mùa Giáng sinh cùng bạn bè Việt, và mỗi năm lại mang đến cho cô những trải nghiệm mới mẻ.
“Lần đầu tiên đón Giáng sinh ở Việt Nam, tôi đi biển ở Mũi Né và đó là một trải nghiệm rất lạ vì tôi đã quen với việc đón Giáng sinh trong cái lạnh cóng của nước Anh. Năm ngoái, tôi cùng bạn bè đã ăn một bữa trưa Giáng sinh truyền thống tại một nhà hàng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Sau đó, chúng tôi tổ chức trao đổi quà tặng”, Katie chia sẻ.
Katie (đầu tiên bên phải) có trải nghiệm Giáng sinh ấm áp tại Việt Nam cùng bạn bè. |
Mỗi năm qua đi, dù đón Giáng sinh theo cách nào, thì cảm xúc gần gũi “như ở nhà” luôn xuất hiện trong suy nghĩ của Katie. Cô cho biết, để tận hưởng không khí Giáng sinh ở Việt Nam vào dịp này, cô thường thích đi dạo quanh quận 1 để xem tất cả đèn rực sáng trên cây thông Noel ở đường Nguyễn Huệ hay trong các trung tâm thương mại, và cảm nhận không khí rộn ràng của một ngày lễ lớn đang cận kề.
Mở lòng đón nhận sự khác biệt
Với cả Tris hay Katie, việc hòa nhập với một đất nước châu Á khác biệt như Việt Nam - đặc biệt trong dịp lễ như Giáng sinh - không hề khó khăn. Bởi bên cạnh họ luôn có những người dân bản địa, các đồng nghiệp và bạn bè Việt nhiệt tình, tốt bụng, cùng một nền văn hóa cởi mở, thân thiện. Ngoài ra, tinh thần sẵn sàng đón nhận điều mới mẻ, “nhập gia tùy tục” khiến Tris, Katie và nhiều người nước ngoài khác nhanh chóng bắt nhịp với văn hóa bản địa.
Theo Tris, Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống nhưng cũng mang tính xã hội cao, mọi người thường dành nhiều thời gian với bạn bè tại các không gian công cộng như quán cà phê, nhà hàng, công viên… Vậy nên, cách tốt nhất để khám phá và tìm hiểu về văn hóa địa phương là dành thời gian với người dân địa phương và đi du lịch khắp đất nước. “Đây là cách tôi bắt đầu học ngôn ngữ, khám phá về văn hóa, truyền thống và quy tắc xã hội”, Tris chia sẻ.
Anh cũng cho biết, những người bạn Việt Nam cũng là nhân tố quan trọng giúp anh hòa nhập cùng các dịp lễ hội như Giáng sinh tại Việt Nam. “Đầu tiên họ sẽ chia sẻ về các truyền thống và giải thích trải nghiệm của chính họ về nó. Họ cũng đưa tôi đi khám phá những món ăn địa phương, và giúp tôi giao tiếp bằng cách dạy tôi những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ của họ”, Tris nói thêm.
“Nhập gia tùy tục” là bí quyết để người nước ngoài nhanh chóng bắt kịp văn hóa Việt trong dịp lễ hội. |
Còn với Katie, kinh nghiệm của cô để hòa nhập với nền văn hóa Việt Nam là nói "có" với mọi thứ mà người dân địa phương cung cấp - dù đó là đồ ăn hay các hoạt động vui chơi, tụ tập. Bởi theo cô, việc cởi mở với một nền văn hóa mới sẽ giúp bạn hòa nhập thành công.
Giáng sinh này tiếp tục là một ngày lễ đáng nhớ của Tris hay Katie, khi cả 2 đã có lịch trình đón ngày lễ đặc biệt cùng những người bạn Việt Nam. Ngoài hoạt động dạo phố hay trang hoàng nhà cửa, không thể thiếu cuộc vui bên ly bia mát lạnh - chất xúc tác lý tưởng tạo sự kết nối và khơi nguồn cảm hứng.
Trên bàn tiệc ấm cúng và quây quần, hương vị êm mượt như bia tươi vừa mới rót của dòng bia cao cấp Carlsberg Danish Pilsner sẽ kích thích mọi giác quan của người thưởng thức, đưa mọi người không phân biệt quốc tịch đến gần nhau hơn, tận hưởng trọn vẹn ngày lễ ý nghĩa.
Carlsberg Danish Pilsner giúp kéo gần khoảng cách. |
Dòng bia với vị thơm độc đáo, cùng triết lý đồng hành với người trẻ Việt trên hành trình tìm kiếm sự đa dạng, cao cấp và tỉ mỉ trong từng trải nghiệm, càng thêm tương đồng với nhu cầu kết nối văn hóa và hội nhập trong thời đại mới của giới trẻ.
Zing phối hợp Carlsberg thực hiện tuyến nội dung "Nhập gia tùy tục", nhằm mang đến góc nhìn tích cực về câu chuyện đa văn hóa trong thời hội nhập.
Là nhà sản xuất bia hàng đầu thế giới với hơn 175 năm không ngừng “Theo đuổi sự hoàn hảo”, Carlsberg tiên phong là tập đoàn đa quốc gia gắn kết người tiêu dùng, con người và văn hóa Việt Nam trong gần 30 năm qua. Carlsberg mong muốn tiếp tục đồng hành cùng người trẻ Việt trên hành trình tìm kiếm sự đa dạng, cao cấp và tỉ mỉ trong từng trải nghiệm.
Để tìm hiểu thêm thông tin về 175 năm thành lập Carlsberg và dòng bia thượng hạng Carlsberg Danish Pilsner vừa được ra mắt tại Việt Nam, độc giả truy cập https://www.carlsbergvietnam.vn/vi.