Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giáng sinh của ông già khắc tinh 'hà bá' trên sông Sài Gòn

Gia đình ông Ba Chúc, người chuyên vớt xác, cứu người ở xóm chài nghèo Bình Lợi (TP.HCM) vào mỗi dịp Noel đều trang trí bàn thờ chúa trong chiếc ghe nhỏ lênh đênh trên sông.

Ông Nguyễn Văn Chúc (ba Chúc) sinh năm 1957, sinh sống gần 40 năm ở xóm chài phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM, nơi đây được coi là xóm chài cuối cùng ở cầu Bình Lợi.
Ông Nguyễn Văn Chúc (Ba Chúc, sinh năm 1957) đã có gần 40 năm sống ở xóm chài phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Nơi đây được coi là xóm chài cuối cùng ở cầu Bình Lợi.
Công việc chính của ông là hằng ngày đánh bắt cá trên sông Sài Gòn. Ngoài ra ông cũng làm nghề cứu người, vớt xác trôi trên sông.
Công việc chính của ông là hàng ngày là đánh bắt cá trên sông Sài Gòn. Ngoài ra ông cũng làm nghề cứu người, vớt xác trôi trên sông Sài Gòn suốt mấy chục năm qua.
Ông cho biết: “Ngày xưa cha tôi làm nghề vớt xác cứu người nên tôi đi theo, thấy đây là việc làm tốt, có ích nên sau này tôi cũng theo nghề, bất kể ngày hay đêm nghe tiếng có người nhảy sông tự tử thì tôi liền lấy xuồng máy chạy đến để cứu người.”
Ông cho biết: “Ngày xưa cha tôi làm nghề vớt xác cứu người nên cũng đi theo, thấy đây là việc làm tốt, có ích nên sau này tôi cũng theo nghề, bất kể ngày hay đêm nghe tiếng có người nhảy sông tự tử thì tôi liền lấy xuồng máy chạy đến để cứu”. 
Vợ chồng ông đã gắn bó với xóm chài, làm bạn với sông Sài Gòn gần nửa đời người. Chính nơi này đã nuôi sống hai vợ chồng và năm đứa con gái. Giờ đây các con ông bà đã lên bờ ở, đã trưởng thành và có gia đình.
Vợ chồng ông đã gắn bó với xóm chài, làm bạn với sông Sài Gòn hơn nửa đời người. Chính nơi này đã nuôi sống hai vợ chồng và năm đứa con gái. Giờ đây các con ông bà lên bờ ở, đã trưởng thành và có gia đình.
Gia đình ông ba Chúc theo đạo thiên chúa từ đời ông cố đến ông nội, cha và đến ông. Ngày xưa, khi có nhà cửa đàng hoàng thì mỗi dịp noel về thì gia đình ông cũng mua một hang đá, mua ít ngôi sao và đèn trang trí trong nhà cho ấm áp để tỏ lòng với chúa.
Gia đình ông ba Chúc theo đạo Thiên Chúa từ đời ông cố. Ngày xưa, khi có nhà cửa đàng hoàng thì mỗi dịp Noel về thì gia đình ông thường mua một hang đá, ít ngôi sao và đèn trang trí trong nhà cho ấm áp để tỏ lòng với Chúa trời.
Bây giờ sống dưới ghe chật chội, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng cũng như mọi năm hai vợ chồng cũng cũng sắm sửa ít ngôi sao và dây đèn trang trí ở bàn thờ để cho không khí ấm áp, kỷ niệm ngày chúa ra đời.
Bây giờ, sống dưới ghe chật chội, khó khăn nhưng cũng như mọi năm hai vợ chồng vẫn cố sắm sửa ít ngôi sao và dây đèn trang trí ở bàn thờ để cho không khí ấm áp, bày tỏ lòng thành đến Chúa.
Cứ đêm về, hai vợ chồng lại đọc kinh cầu nguyện chúa phù hộ cho gia đình có nhiều sức khỏe, ăn nên làm ra. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Hinh 59 tuổi,  bị bệnh tiểu đường từ nhiều năm nay nên ông luôn cố gắng làm việc để lo tiền thuốc men cho vợ.
Hàng ngày, hai vợ chồng đọc kinh cầu nguyện chúa phù hộ cho gia đình có nhiều sức khỏe. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Hinh (59 tuổi), bị bệnh tiểu đường từ nhiều năm nay, do vậy ông luôn cố gắng làm việc để lo tiền thuốc men cho vợ.
“Có ai kêu làm bất kỳ cái gì, dù ngày hay đêm miễn có tiền là tôi đi liền”, ông ba Chúc, chia sẻ.
“Có ai kêu làm bất kỳ cái gì, dù ngày hay đêm miễn có tiền là tôi đi liền”, ông Ba Chúc nói.
Nghề đánh bắt cá giúp chú có thu nhập để sinh sống qua ngày và mua thuốc cho vợ, ngày nào làm nhiều tiền thì ăn ngon tý, còn ngày nào ít tiền thì ăn dở tý.
"Nghề đánh bắt cá giúp tôi có thu nhập để sống qua ngày và mua thuốc cho vợ, ngày nào làm nhiều tiền thì ăn ngon bồi dưỡng sức khoẻ cho bà xã, ngày nào ít tiền thì rau cháo qua bữa cũng không sao", ông Ba bày tỏ.
Gần 40 năm qua, vợ chồng ông đã cứu, vớt gần 300 người bị tai nạn và tự tử trên sông. Người dân ở đây gọi ông Chúc là “con rái cá cứu hộ”.
Gần 40 năm qua, vợ chồng ông đã cứu, vớt gần 300 người bị tai nạn và tự tử trên sông. Người dân ở đây gọi ông Chúc là “con rái cá cứu hộ”.
Bà Hinh cho biết : “Cầu Bình Lợi mới xây xong, nghe nói khu này sẽ di dời đi chỗ khác, gắn bó với xóm chài này mấy chục năm nay, giờ phải chuyển đi, không biết mưu sinh làm sao. Nhưng còn ở được ngày nào, còn vui với cái nghề sông nước này ngày nào thì cứ vui ngày đó”.
Bà Hinh cho biết, cầu Bình Lợi mới xây xong, nghe nói khu này sẽ di dời đi chỗ khác. "Gắn bó với xóm chài này mấy chục năm nay, giờ phải chuyển đi, không biết mưu sinh làm sao. Nhưng còn ở được ngày nào, còn vui với cái nghề sông nước này ngày nào thì cứ vui ngày đó”, bà tâm sự.
Vào đêm giáng sinh, ông ba Chúc lại quây quần với anh em xóm chài làm vài ly rượu để sưởi ấm cõi lòng giữa đêm đông Sài Gòn.
Vào đêm Giáng sinh, ông ba Chúc sẽ quây quần với anh em xóm chài làm vài ly rượu để vui cùng đạo hữu giữa đêm đông Sài Gòn.
Ánh đèn le lói trên chiếc ghe dưới cầu Bình Lợi cũng giống như cuộc đời giang nan vất vả của hai vợ chồng ông đã từng trải.
Sống tốt đời đẹp đạo là phương châm mà một giáo dân như ông Ba Chúc tâm nguyện. Ông bảo, cuộc sống dẫu có khó khăn đôi chút nhưng làm việc nghĩa khiến lòng thanh thản và đẹp lòng Đức Chúa trời.

Cuộc sống ở làng chài cuối cùng trên sông Sài Gòn

Gần 40 năm qua, bên cầu Bình Lợi, một xóm chài nghèo yên bình nằm ẩn mình giữa Sài Gòn náo nhiệt. Công việc và cuộc sống của họ cũng bập bềnh theo con nước của dòng sông nơi này.

Võ Minh Thanh

Bạn có thể quan tâm