Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giám đốc Sở Nông nghiệp nói chuyện 'giải cứu' heo ở Sài Gòn

Nhiều đại biểu HĐND TP.HCM chất vấn lãnh đạo ngành nông nghiệp của TP về tình trạng thừa thịt heo trong lúc nhu cầu của người dân luôn cao hơn số lượng heo đang nuôi.

Trong phiên chất vấn ngày 6/7, tại kỳ họp thứ 5 HĐND TP.HCM khóa IX, câu chuyện giá heo giảm mạnh khiến người dân khó khăn được nhiều đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM Nguyễn Phước Trung. 

Bán thịt heo trên mạng

Đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc bệnh viện Hùng Vương, chất vấn vai trò của thành phố trong việc “giải cứu” heo, chuối và bài học rút ra? Cùng vấn đề quan tâm, đại biểu Đặng Thị Phương Ninh mong Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải thích rõ câu chuyện tại sao TP.HCM chỉ chiếm 1% lượng heo cả nước, một ngày tiêu thụ 10.000 con heo nhưng giá vẫn thấp, heo TP vẫn dư thừa?

giai cuu heo anh 1
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM trả lời chất vấn sáng 6/7. Ảnh: Phước Tuần. 

Trả lời vấn đề trên, ông Nguyễn Phước Trung cho biết bài toán “giải cứu” sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp gắn với cả nước. Tổng đàn heo vừa rồi, cả nước tăng rất cao từ 27,5 triệu con lên 30 triệu. TP.HCM cũng có tăng nhưng đàn heo thịt không tăng nhiều.

Chúng tôi hướng cho bà con phát triển đàn heo nái. Tỷ lệ đàn heo nái của cả nước là 15,1%, trong khi của thành phố là 17,76%. Chúng ta đang đi theo hướng cung cấp giống cho người nuôi thành phố và các tỉnh.

Theo ông Trung, bài học rút ra là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm vừa qua thành phố có nhiều hội nghị kết nối hệ thống tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

Vị giám đốc Sở cũng cho biết đã làm việc với các đơn vị cung cấp đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… để cung cấp cho HTX với mục đích cung cấp số lượng lớn nhằm giảm giá đầu vào.

Ông Trung cho biết thành phố cũng có kế hoạch mở rộng tổ chức chợ phiên, đưa hàng nông sản lên bán trực tuyến, lập hệ thống phân phối riêng để tăng nhiều đầu ra cho người nông dân. 

Công nghệ cao

Đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết đề nghị giám đốc Sở nói thêm về phối hợp trong các Viện, trường để tạo nên giống cây trồng vật nuôi ứng dụng khoa học công nghệ để có năng suất cao. 

Ngoài ra, nhiều đại biểu khác cũng đặt câu hỏi về định hướng áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sắp tới của TP.HCM, cũng như vai trò của TP.HCM trong vấn để liên kết vùng nông nghiệp.

giai cuu heo anh 2
Nhiều đại biểu mong muốn ngành nông nghiệp TP sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Lê Quân. 

Trả lời đại biểu, ông Nguyễn Phước Trung cho rằng công nghệ hiện đại đang được áp dụng vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, tổng sản lượng nông sản, cụ thể là rau, tăng nhiều. Trong năm 2016, tổng sản lượng rau là 491.000 tấn, đáp ứng 44% nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn TP.HCM.

“Thế mạnh của TP.HCM là nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, là sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị cao. So với các tỉnh, chúng ta có nhiều trường, nhiều viện nghiên cứu cùng nhiều doanh nghiệp cung ứng công nghệ”, ông Phước Trung nói thêm.

Sản phẩm du lịch của Sài Gòn nghèo nàn, thiếu nét riêng

Giám đốc Sở Du lịch thừa nhận TP.HCM chưa có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, do vậy thời gian du khách quốc tế lưu lại thành phố trung bình chỉ khoảng 1,2 đêm.

Di dời 115 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng để xây cầu Thủ Thiêm 2

Tổng số cây xanh bị ảnh hưởng khi giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 là 258, trong đó có 115 cây di dời và 143 bị đốn hạ.

Phước Tuần - Hà Hương - Chi Mai

Bạn có thể quan tâm