Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giảm 61 xã, trụ sở các đơn vị dôi dư tại Hà Nội được xử lý ra sao?

Sau khi sáp nhập, Hà Nội sẽ giảm 61 đơn vị hành chính cấp xã. Cũng vì thế, xử lý đối với cán bộ, trụ sở, tài sản công dôi dư là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tại 20 quận, huyện của thành phố. Theo đó, trước khi sắp xếp thành phố có 179 đơn vị hành chính cấp xã. Sau sắp xếp giảm còn 518 đơn vị (giảm 61 đơn vị).

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, việc xử lý trụ sở, tài sản công được chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm. Theo UBND TP. Hà Nội, trong đề án thành phố cũng đã đưa ra phương án và lộ trình xử lý đối với trụ sở công dôi dư.

Cụ thể, đối với trường học và điểm trường, trước mắt sẽ giữ nguyên để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Trong thời gian tới, nếu có bất cập trong việc dạy và học sẽ sắp xếp, sáp nhập lại các trường học với các điểm trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học của ngành giáo dục.

Đối với trạm y tế, trước mắt sẽ giữ nguyên hiện trạng để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân và tình hình thực tế của địa phương. Sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện việc bố trí số lượng biên chế đội ngũ y, bác sĩ phù hợp theo quy định.

Ha Noi giam 61 xa anh 1

Hà Nội giảm 61 đơn vị hành chính sau sáp nhập.

Đối với trụ sở Đảng ủy- UBND xã và các tổ chức chính trị, các địa phương tùy theo tình hình thực tế để có phương án phù hợp.

Tại huyện Chương Mỹ, sẽ sáp nhập xã Đồng Phú và xã Hồng Phong. Trụ sở công an xã giữ nguyên để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Trụ sở làm việc UBND xã mới đặt tại trụ sở xã Đồng Phú (cũ). Với trụ sở UBND xã dôi dư, UBND huyện xem xét, quyết định, sử dụng nâng cấp, xử lý theo quy định.

Tại quận Thanh Xuân, sáp nhập phường Hạ Đình và phường Kim Giang. Sau sáp nhập, trụ sở Đảng ủy, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị phường mới đặt tại trụ sở phường Kim Giang (cũ). Trụ sở Ban chỉ huy quân sự phường mới đặt tại phường Hạ Đình cũ. Sau sáp nhập, trụ sở Đảng ủy, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị phường Hạ Đình cũ giữ nguyên hiện trạng, thực hiện điều chỉnh quy hoạch để mở rộng trường mầm non Ánh Sao. Trụ sở Ban chỉ huy quân sự phường Kim Giang cũ giữ nguyên hiện trạng, sắp xếp làm nhà văn hóa tổ dân phố.

Sau khi sáp nhập phường Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam, trụ sở Đảng ủy, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị phường mới đặt tại trụ sở phường Thanh Xuân Bắc cũ. Trụ sở UBND phường Thanh Xuân Nam cũ sẽ được sắp xếp làm trụ sở làm việc của Ban chỉ huy quân sự đơn vị hành chính mới.

Tương tự tại quận Hà Đông, sáp nhập 3 phường là Quang Trung, Hà Đông và Yết Kiêu. Sau khi sáp nhập trụ sở Đảng ủy, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị phường mới đặt tại phường Quang Trung và phường Nguyễn Trãi. Trụ sở UBND phường Yết Kiêu sẽ giữ nguyên hiện trạng.

Sau khi HĐND TP. Hà Nội thông qua Đề án, UBND TP. Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Từ nay đến cuối năm 2024, thành phố sẽ tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, công chức, viên chức tại các đơn vị sắp xếp. Đồng thời, tập trung giải quyết chế độ chính sách dôi dư tại các cơ quan, đơn vị thực hiện sắp xếp và xử lý tài sản công dôi dư.

Giới thiệu Bộ trưởng Công an Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước

Sau phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 9, sáng ngày 18/5 tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các lãnh đạo chủ chốt.

https://tienphong.vn/giam-61-xa-tru-so-cac-co-quan-don-vi-doi-du-tai-ha-noi-duoc-xu-ly-ra-sao-post1638286.tpo

Thanh Hiếu/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm