Trong tình hình kinh doanh khó khăn hiện nay, hình thức góp vốn chung được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm dễ nhận thấy của làm ăn chung là giảm bớt áp lực tài chính vì hầu bao của đa phần những người kinh doanh nhỏ lẻ vốn rất “hẻo”. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tiện “chuyên môn hóa” nhiệm vụ hơn là cứ cố cáng đáng tất cả mọi việc.
Tình bạn của cặp đôi Hà Linh và Duy Phong (26 tuổi, TP.HCM) đã đổ vỡ khi làm ăn chung. Nhận thấy ngày càng có nhiều shop bán thời trang mở ra bên cạnh, hàng hóa lại không có gì đặc sắc nên khó cạnh tranh, vốn ít, nên Phong bàn với Linh giải tán shop thời trang để tính cách khác làm ăn. Tiếc công sức bỏ ra hơn một năm nay, Hà Linh khuyên bạn mình cố gắng đợi thêm thời gian nữa và tìm giải pháp cứu cửa hàng. Phong chẳng những không nghe mà còn nhân lúc Linh không có ở cửa hàng, lén tuồn hàng mỗi ngày một ít đi thanh lý. Linh không thể quản lý chi tiết được từng loại hàng nên không phát hiện ra điều này. Lý do là lúc mới mở shop, Phong bỏ ra 60% vốn nên nghiễm nhiên được phần nhiều hơn. Điều đáng nói là cậu chẳng hề thông báo với Linh một tiếng. Chỉ đến khi hàng còn quá ít, anh chàng mới trình bày rõ sự việc và thanh minh: “Làm như thế thì cứu được chút vốn nào hay chút đó”. Bực mình, và cảm thấy mình bị lừa trắng trợn, Linh quyết định nghỉ chơi với Phong kể từ vụ đó, coi như mất luôn tiền và công mình bỏ ra bấy lâu nay.
Trường hợp của hai chị Hoàng Anh và Minh Thư (44 tuổi, Hà Nội), cũng không khá hơn. Đang kinh doanh chung một quán ăn Huế khá đông khách ở quận Hoàng Mai, chị Minh Thư chia sẻ về sự cố cả hai vừa gặp phải: “Tháng vừa rồi, quán ăn rất đông khách, thậm chí có hôm bán đến 1-2h sáng vẫn còn có người đến ăn, hai chị chắc mẩm là tháng này lãi nhiều. Nhưng lúc kiểm tra thì ngã ngửa vì chẳng thấy lợi nhuận đâu, thậm chí còn lỗ. Người quản lý tiền bạc là Hoàng Anh, còn chị chỉ lo tiếp khách khứa và quản lý nhân viên, vì vậy chị cho rằng tổn thất này do Hoàng Anh không biết quản lý, nhưng Hoàng Anh một mực cho rằng đã ghi chép và kiểm tra tiền nong kỹ lưỡng, thất thoát ở đâu cô ấy cũng không thể hiểu nổi. Không ai chịu ai, lại thêm tâm lý khó chịu khi bị nghi ngờ, xúc phạm, hai chị đã nổ ra một trận khẩu chiến ác liệt. Bạn bè xung quanh nhảy vào can ngăn, mâu thuẫn mới dần lắng xuống. Nhưng nhiệt tình làm việc thì giảm hẳn, vì mâu thuẫn thực ra vẫn không giải quyết được”.
Thực tế cho thấy, nếu kinh doanh thuận buồm xuôi gió thì không sao, nhưng nếu có một trục trặc nào đó, thì việc cả hai “từ mặt” nhau là chuyện rất dễ xảy ra. Một phần cũng là do cách quản lý yếu kém, tiền nong không rành mạch của những người góp vốn làm ăn.
Giao diện báo cáo của phần mềm quản lý bán hàng Ki-ốt Việt. |
Có người khó, người dễ, nếu ngay từ đầu chủ đầu tư có giải pháp ngăn chặn vấn đề này thì việc giữ tình bạn ngay cả khi gặp sự cố cũng không phải là điều không thể. Ông Lê Tất Tiến - Giám đốc kinh doanh phần mềm bán hàng Ki-ốt Việt - nói: “Hiện tại những hình thức truyền thống để quản lý cửa hàng như ghi chép sổ sách, hoặc sử dụng file excel gây ra nhiều sai sót. Có một cách quản lý kinh doanh rất hiệu quả, đó là dùng phần mềm bán hàng. Phần mềm sẽ giúp bạn giám sát tình hình kinh doanh mọi lúc mọi nơi, quản lý được chi phí rõ ràng, doanh thu, lợi nhuận mọi thời điểm, giúp các chủ cửa hàng tránh được gian lận, từ đó không còn nghi ngờ, mâu thuẫn trong kinh doanh”.
Xem thêm tại đây.
Tư liệu: Ki-ốt Việt