Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải pháp tài chính 'tiếp sức' cho doanh nghiệp SME trong biến động

Kinh tế Việt Nam năm 2023 có 3 kịch bản được đề xuất do phụ thuộc vào biến động toàn cầu. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sẵn sàng nguồn lực để đứng vững.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 được dự báo lạc quan với mức tăng trong khoảng từ 6,5% đến 7%, nếu tích cực có thể đạt trên 8%. Tuy nhiên, năm 2023, do phụ thuộc vào nhiều tố như sự phục hồi kinh tế toàn cầu, khả năng kiểm soát lạm phát hay tình hình chính trị thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với 3 kịch bản từ khả quan đến kém khả quan.

Trước những biến số bất ngờ của thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp SME) cần sẵn sàng nguồn lực để linh hoạt thích ứng và đứng vững trong bất kỳ bối cảnh nào.

2022 phục hồi, 2023 cẩn trọng

Theo Tổng cục Thống kê, sau 9 tháng đầu năm, GDP Việt Nam tăng 8,83% so với cùng kỳ năm 2021, đạt mức tăng cao nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2011-2022. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%. Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%.

giai phap tai chinh anh 1

Bối cảnh hiện tại ghi nhận nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

Những dấu hiệu tích cực chỉ ra sau 2 năm chịu ảnh hưởng của Covid-19, kinh tế Việt Nam đã dần trở lại với quỹ đạo trước. Nhiều chuyên gia cũng nhận định, khả năng chống chịu của nền kinh tế là khá tốt tại thời điểm hiện tại. Những tháng cuối năm được đánh giá tiềm năng với nhiều nhóm ngành như du lịch, bán lẻ, ngành sữa, ngành chăn nuôi, sản xuất ống nhựa…

Bắt nhịp xu thế hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) cũng mở ra nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021, 78% người dùng đã chuyển sang mua sắm trực tuyến trên TMĐT. Cùng với nhiều Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia, những cụm từ như "ngồi Việt Nam bán hàng xuyên biên giới", "xuất khẩu số" đã trở nên đặc biệt phổ biến.

Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tăng trưởng trên 20%/năm, dự kiến đạt khoảng 256.000 tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026; trong đó, hơn 60% doanh số do các doanh nghiệp SME tạo ra.

Năm 2022 ghi nhận tiềm năng để phục hồi và phát triển, nhưng 2023 được nhiều tổ chức khuyến cáo thận trọng. Kinh tế Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng ở con số lạc quan 6,7%, nhưng không thể phủ nhận một số rủi ro từ diễn biến kinh tế của các đối tác thương mại lớn, đứt gãy chuỗi cung ứng hay các vấn đề tỷ giá...

Giải pháp tài chính hiệu quả trong biến động

Trước những biến động kinh tế, bên cạnh chiến lược kinh doanh và kế hoạch kiểm soát chi phí hợp lý, vốn vay vẫn luôn là vấn đề mấu chốt của doanh nghiệp.

Chị Phương Anh, giám đốc một công ty nhập khẩu rượu vang, cho biết: "Bắt đầu từ cuối tháng 9, doanh nghiệp của tôi đã lên kế hoạch nhập thêm hàng để phục vụ giai đoạn cuối năm và cận Tết. Đối chiếu lượng bán năm ngoái và 9 tháng vừa qua, công ty phải nhập số lượng cao hơn tương đối nhiều mới đủ nguồn cung. Năm nay, tôi cần thêm vốn để mua hàng trước, tránh việc phát sinh thêm chi phí logistics hay trượt tỷ giá. Nếu chần chừ, giá hàng tăng cao thì rất rủi ro, hoặc lãi rất thấp, hoặc không có khách mua".

Trong khi đó, anh Tuấn Đạt, chủ doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội, phải liên tục cân nhắc việc hợp tác với các đối tác mới vì lo ngại vấn đề nguồn vốn.

“Có thêm đối tác mới đặt hàng, tôi khá cân nhắc việc có nhận hay không vì đơn hàng lớn mà vốn để nhập nguyên liệu sản xuất lại đang chưa đủ. Nếu từ bỏ thì cũng rất đáng tiếc vì cơ hội này không có nhiều”, anh Đạt băn khoăn.

Năm bắt khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, đồng thời mong muốn tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trước những biến động thị trường, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) ra mắt gói vay tín chấp M-Power với nhiều ưu điểm.

Khoản vay có hạn mức lên đến 15 tỷ đồng là điểm nổi bật và hấp dẫn trên thị trường hiện nay, cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn với đa dạng mục đích sử dụng như vay, bảo lãnh, LC...

Bên cạnh đó, khác với cách thức vay vốn truyền thống hay vay tín chấp được số hóa từng phần, MSB mang đến khách hàng giải pháp 100% online từ bước đăng ký, tải hồ sơ tới giải ngân. MSB cam kết phê duyệt trong 3 ngày làm việc, tạo điều kiện để khách hàng nhanh chóng chớp lấy cơ hội kinh doanh.

“Tại MSB, chúng tôi gọi M-Power là ‘mã số vươn tầm’ hay ‘mã số 1-0-2’ đại diện cho 3 yếu tố cơ bản: Một phút giải ngân, không tài sản thế chấp, hai lần giảm lãi suất và phí khi đăng ký vay online và mở tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng. Những điểm nhấn này xuất phát từ chính những nghiên cứu và tìm hiểu của chúng tôi với khách hàng, cùng niềm tin rằng, mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đều cần một mã số riêng để khai mở. Chúng tôi hy vọng, mã số này không chỉ giúp doanh nghiệp đứng vững trong biến động, mà còn có thể ‘vươn tầm’ trong chặng đường kinh doanh lâu dài”, đại diện MSB chia sẻ.

giai phap tai chinh anh 2

Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về “Mã số vươn tầm” M-Power tại đây.

Giang Cơ Thụy

Bạn có thể quan tâm