Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải pháp nâng cấp hỏa lực cho tàu tên lửa Osa II của Việt Nam

4 tên lửa chống hạm P-15 trên tàu tên lửa tốc độ cao lớp Osa II của Việt Nam có thể thay thế bằng 8 tên lửa diệt hạm Kh-35 để nâng cao sức mạnh chiến đấu.

Hai quan nhan dan Viet Nam anh 1
Theo báo Hải quân Việt Nam, bên cạnh những chiến hạm mặt nước hiện đại như tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, tàu tên lửa cao tốc Đề án 1241.8, hay 1241 RE, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn vận hành 8 tàu tên lửa tốc độ cao Đề án 205U Moskit, NATO định danh Osa II. Ảnh: Flickr/Chris@Steve.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 2
Các tàu tên lửa Osa II được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam những năm 1980. Chúng từng là tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Việt Nam cho đến khi tàu tên lửa Đề án 1241RE được nhập khẩu từ Nga. Ảnh: Flickr/Chris@Steve.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 3
Theo Global Security, tàu tên lửa lớp Osa II dài 38 m, rộng 7,6 m, mớn nước 1,7 m, lượng choán nước toàn tải 226 tấn. Tàu được đưa vào sử dụng từ những năm 1960. Nó được nâng cấp từ tàu tên lửa cao tốc lớp Komar. Ảnh: Báo Hải quân.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 4
Tàu tên lửa lớp Osa II được thiết kế cho nhiệm vụ đột kích tốc độ cao và phóng tên lửa tiêu diệt chiến hạm trong biên đội tàu của đối phương sau đó rút lui. Mục tiêu thiết kế của Osa II là sử dụng cho chiến tranh phá hoại theo lối đánh du kích trên biển. Ảnh: Báo Hải quân.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 5
Vũ khí chính của tàu tên lửa lớp Osa II là 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit. Đây là loại tên lửa chống hạm tốc độ cận âm, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Tên lửa có tầm bắn khoảng 40 km, 80 km với phiên bản nâng cấp. P-15 nặng khoảng 2,5 tấn, mang theo đầu đạn nặng 454 kg. Ảnh: Báo Hải quân.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 6
Tuy nhiên, tên lửa P-15 đã trở nên lạc hậu trong bối cảnh tác chiến công nghệ cao. Kích thước đồ sộ, tốc độ chậm, diện tích phản hồi radar lớn, P-15 dễ bị phát hiện và đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tiên tiến. P-15 vẫn hữu ích trong một số nhiệm vụ, nhưng khó có thể đối phó với các chiến hạm hiện đại. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 7
Vấn đề được quan tâm là tàu tên lửa lớp Osa II có thể nâng cấp với hệ thống hỏa lực mạnh hơn hay không? Điều này giúp tàu thích nghi với chiến tranh hiện đại, đặc biệt là với quốc gia có ngân sách quốc phòng khiêm tốn như Việt Nam, chưa có nhiều kinh phí để đầu tư mua sắm chiến hạm mới. Ảnh: Hải quân Ấn Độ.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 8
Hiện tại chưa có quốc gia nào đưa ra phương án nâng cấp tàu tên lửa lớp Osa II, nhưng điều này là khả thi. Đơn cử là trường hợp tàu tên lửa Đề án 206 MR Vikhir, lớp Matka của Liên Xô, chế tạo năm 1977 có lượng choán nước và kích thước tương đương. Cuối những năm 1980, Liên Xô từng nghiên cứu và thử nghiệm phương án tích hợp thành công tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E lên tàu. Ảnh: Báo Hải quân.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 9
Bệ phóng tên lửa P-15 Termit ở đuôi tàu được thay thế bằng bệ phóng KT-184 chứa 8 đạn tên lửa Kh-35 Uran-E. Đây là loại tên lửa chống hạm thế mới có thể đánh chìm chiến hạm tải trọng 5.000 tấn ở cự ly 130 km, lên đến 250 km với phiên bản Kh-35U. Ảnh: Báo Hải quân.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 10
Đối với tàu tên lửa lớp Osa II có thể thay thế 4 bệ phóng đồ sộ của tên lửa P-15 bằng 2 bệ phóng KT-184 nhỏ gọn hơn. 4 tên lửa P-15 có trọng lượng hơn 10 tấn, chưa tính bệ phóng, trong khi 8 tên lửa Kh-35 nặng chỉ hơn 4,5 tấn. Do đó, việc trang bị tên lửa Kh-35 cho tàu tên lửa lớp Osa II là hoàn toàn khả thi. Ảnh: Báo Hải quân.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 11
Tuy nhiên, việc trang bị tên lửa Kh-35 sẽ kéo theo việc thay thế hệ thống điều khiển hỏa lực, gồm radar dẫn bắn và các thiết bị điện tử trong cabin. Đây là quá trình vô cùng phức tạp. Những năm gần đây, Việt Nam đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa Kh-35, đóng tàu tên lửa Đề án 1241.8. Do đó, việc nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cho tàu tên lửa lớp Osa là có cơ sở. Ảnh: Báo Hải quân.
Hai quan nhan dan Viet Nam anh 12
Các hệ thống vũ khí khác như pháo AK-230, cỡ nòng 30 mm có thể giữ nguyên, hoặc thay thế bằng pháo bắn siêu nhanh AK-630 hiện đại hơn, giúp nâng cao sức mạnh tấn công và phòng thủ. Ảnh: Báo Hải quân.

Chiến hạm Quang Trung - tàu hộ vệ tên lửa uy lực nhất của Việt Nam

Tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung được trang bị hệ thống vũ khí với khả năng chống hạm, chống ngầm và phòng không mạnh mẽ, là chiến hạm uy lực nhất của Hải quân Việt Nam.

Tàu chiến Việt Nam sát cánh cùng các nước tại diễn tập AUMX

Tàu hộ vệ săn ngầm 18 của Hải quân Nhân dân Việt Nam sát cánh cùng chiến hạm của Mỹ và ASEAN trong cuộc diễn tập chung đầu tiên trên biển.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm