Phật giáo Kim cương thừa Tây Tạng có ảnh hưởng đến rất nhiều biểu tượng Phật giáo ở Việt Nam. Thế nên, Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng sẽ giúp độc giả hiểu hơn về các hình tượng liên quan đến nghệ thuật Phật giáo ở nước ta cùng với triết lý, lịch sử nhà Phật nói chung.
Tác giả người Anh Robert Beer có hơn 30 năm nghiên cứu và thực hành nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng. Ông là một trong những người phương Tây đầu tiên tích cực tham gia vào loại hình nghệ thuật này. Riêng các bức vẽ của ông đã xuất hiện trên hàng trăm cuốn sách liên quan đến Phật giáo. Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Robert Beer. Sách được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
Sách có 16 chương, tác giả đưa bạn đọc vào “chuyến tham quan” ngoạn mục, bắt đầu bằng các nhóm biểu tượng tốt lành khác nhau của Phật giáo Tây Tạng. Tiếp đến là những hình tượng động vật tự nhiên, thần thoại, biểu tượng vũ trụ. Cuối cùng, độc giả sẽ dừng chân ở các nghi lễ thần bí của Kim cương thừa.
Với từng biểu tượng và mô típ, Robert Beer dùng sự mô tả cô đọng cùng các nét vẽ tỉ mỉ và tinh xảo để làm sáng tỏ chi tiết, nguồn gốc và nhiều lớp ý nghĩa được chứa đựng trong chúng.
Năm chương đầu tiên trình bày các nhóm biểu tượng, lễ vật tốt lành (phần nhiều trong số đó được xem là hoạ tiết biểu tượng đầu tiên của Phật giáo Ấn Độ thời kỳ đầu). Lấy ví dụ về một trong những biểu tượng nhà Phật được biết đến nhiều nhất: bánh xe pháp - 1 trong nhóm 8 biểu tượng tốt lành (bát bửu). Robert Beer gợi mở từng lớp ý nghĩa bên trong biểu tượng này.
Kế đến, chương 6 bàn về nguồn gốc và ý nghĩa của các hình tượng động vật tự nhiên và động vật thần thoại xuất hiện trong nghệ thuật Phật giáo: như voi, hươu, sư tử tuyết, rắn thần, thuỷ quái… Trong chương 7, tác giả tập trung làm rõ các biểu tượng vũ trụ của mặt trời, mặt trăng; năm nguyên tố vật chất (đất, nước, lửa, khí và không gian); núi Meru (một biểu tượng có nguồn gốc trong văn hóa Hindu, sau đó ảnh hưởng đến Phật giáo) và lễ cúng dường mandala (một trong bốn thực hành thiết yếu của Phật giáo Kim cương thừa).
Về phương pháp thực hành, Phật giáo Kim cương thừa Tây Tạng có nhiều nghi lễ thần bí, liên quan tới đạo sư và các vị thần. Nội dung này được tập trung từ chương thứ 8 trở đi. Tác giả lần lượt trình bày về những nghi thức chính của Phật giáo Kim cương thừa, vũ khí truyền thống và ma thuật, pháp khí cơ bản của các vị thần và đạo sư...
Sách kết thúc bằng một bảng chú giải từ vựng cùng 4 phụ lục. Mặc dù những chủ đề của các phụ lục này chỉ được giải thích ngắn gọn và không đầy đủ, nhưng chúng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc về các nguyên tắc và thực hành tinh vi của Phật giáo Kim cương thừa.
Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng dành cho bất cứ ai quan tâm đến biểu tượng, mỹ thuật và nghệ thuật phương Đông nói chung. Robert Beer mong muốn truyền đạt đến người đọc tinh thần và hạnh ngộ nội tâm để việc đọc sách đem lại cảm giác như chuyến hành hương trên các đỉnh núi Tây Tạng, đọc Kinh bằng tiếng Phạn, tiếng Tạng...
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
Ứng dụng Phật giáo vào cuộc sống
“Đạo Phật thực chất là Đạo của giáo dục hơn là một tôn giáo”, Tuệ Lạc (tác giả cuốn Sống Sâu) lý giải. Từ các triết lý của đạo Phật, con người sẽ có góc nhìn khác về cuộc sống.
Dạ Xoa, La Sát gồm những ai và họ có hành trạng như thế nào?
Qua nghiên cứu kinh sách, tượng, tranh vẽ, biểu tượng đặc trưng của nhà Phật, tác giả Huỳnh Thanh Bình đã đưa ra một cái nhìn rõ nét về quỷ thần và các linh vật Phật giáo.
Biểu tượng tốt lành trong Phật giáo Tây Tạng
Sách "Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng" giúp hiểu rõ hơn về ý nghĩa, nguồn gốc các biểu tượng có liên quan đến nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.