Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải mã hai xu hướng tiêu dùng nổi bật trên TMĐT dịp cuối năm

Covid-19 tái định hình thói quen mua sắm của người dùng. Nhà bán hàng cần thích nghi, có cách tiếp cận phù hợp để nâng cao trải nghiệm mua sắm, tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng.

Thời điểm cuối năm, thương mại điện tử chứng kiến hai luồng xu hướng mua sắm đối lập nhau. Một là mua sắm thỏa thích không ngần ngại giá cả. Xu hướng còn lại là cẩn trọng hơn trước các quyết định chi tiêu.

Thế nào là “mua sắm báo thù” và “mua sắm chánh niệm”?

Giải thích một cách đơn giản, ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Phát triển Đối tác kinh doanh của Lazada Việt Nam - cho biết mua sắm báo thù (revenge buying) là khái niệm chỉ hành vi mua thỏa sức bù đắp khoảng thời gian dài không chi tiêu trước đó của người dùng. Ngược lại, mua sắm chánh niệm (mindful shopping) lại chỉ việc người tiêu dùng trở nên cân đo, thận trọng hơn trong chi tiêu và chỉ mua những hàng hóa thật sự cần thiết. Hai luồng xu hướng này tuy đối lập nhau, nhưng đang diễn ra song hành trong thời điểm cuối năm nay.

xu huong mua sam cuoi nam anh 1

Thị trường tiêu dùng và TMĐT cuối năm xuất hiện hai xu hướng mua sắm đối lập.

Sau thời gian dài gần 5 tháng giãn cách xã hội và các chuỗi cung ứng hàng hóa hoạt động nhỏ giọt, khó khăn, một lượng lớn người tiêu dùng không được mua sắm thoả thích và “nhớ nhung” cảm giác được chi tiêu. Do đó, khi các địa phương mở cửa trở lại, cộng hưởng với thời điểm cuối năm là dịp nhiều đợt sale lớn diễn ra, người tiêu dùng được kích thích để mua sắm, nhằm “phục thù” cho khoảng thời gian ngưng trệ trước đó.

Ở chiều ngược lại, do dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và làm ảnh hưởng thu nhập của người lao động, không ít người lựa chọn cách chi tiêu cân nhắc hơn để dự phòng cho những trường hợp cần thiết. Theo báo cáo của Kantar Worldpanel Division Việt Nam, trung bình có 3 trên 5 người cảm thấy sự chuẩn bị tài chính là cần thiết trong đại dịch, từ đó dẫn đến hành vi tiêu dùng thông minh và thận trọng hơn.

Thị trường thương mại điện tử sôi động dịp cuối năm

Nhận định về xu hướng chi tiêu thời điểm cuối năm, ông Hoàng chia sẻ: “Trong thời gian ngắn từ 5-6 tháng tiếp theo, cả 2 xu hướng mua sắm 'báo thù' và 'chánh niệm' sẽ diễn ra song song và tập trung mạnh trên kênh trực tuyến so với các kênh mua sắm truyền thống. Tuy nhiên sau đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm thông minh và bình tĩnh hơn, tập trung vào các mặt hàng cần thiết và mức chi phí hợp lý. Đây cũng là diễn biến hợp lý khi biến chủng mới của dịch Covid-19 khiến mọi người lo lắng và siết chặt chi tiêu để chuẩn bị cho những biến động bất ngờ”.

Khi quan sát 2 luồng xu hướng này, dù có nhiều điểm trái ngược nhưng chúng có một đặc điểm chung là trải nghiệm vui thích của khách hàng khi mua được những món hàng mình muốn với chi phí hợp lý. Nếu hiểu được điều đó, doanh nghiệp và nhà bán hàng trên các sàn TMĐT có thể linh hoạt chuyển đổi chiến lược để thu hút đồng thời cả hai nhóm khách hàng.

xu huong mua sam cuoi nam anh 2

Sau khoảng thời gian mua sắm liên tục, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chi tiêu thông minh và bình tĩnh hơn.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể tham gia nhiều hơn vào chiến lược cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm của khách hàng, tổ chức hình thức mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) hoặc ứng dụng quản lý tự động thông minh… để tăng hiệu quả tiếp cận người tiêu dùng. Ngoài ra, các ưu đãi về giá, miễn phí vận chuyển, tặng thêm quà… là phương thức hữu hiệu để thúc đẩy người tiêu dùng mạnh dạn chi tiêu.

Bên cạnh xu hướng mua sắm báo thù và chánh niệm, thị trường cũng xuất hiện nhiều xu hướng tiêu dùng mới hậu đại dịch. Trong đó, mua sắm online và thanh toán trực tuyến đã trở nên quen thuộc hơn với đông đảo người dùng Việt Nam. Thống kê của Google, Temasek và Bain & Company năm 2021 cho thấy 71% người dùng Internet từng mua sắm trực tuyến. Trong đó, 81% người tiêu dùng online sẽ tăng cường thanh toán trực tuyến và 14% khác sẽ tiếp tục sử dụng hình thức thanh toán này.

Ngoài ra, bên cạnh nhu yếu phẩm, các mặt hàng như sản phẩm làm đẹp, tạp hoá, đồ điện tử và hàng may mặc cũng trở thành một phần của nếp sống người dùng sau dịch. Không những vậy, xu hướng cao cấp hóa - sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm chất lượng cao cũng được quan tâm. Theo công bố của Nielsen, trong ngành làm đẹp và chăm sóc cơ thể, 43% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho các dòng mỹ phẩm cao cấp.

Cụ thể hơn, tỷ lệ này là 37% cho chăm sóc răng miệng, 36% cho chăm sóc cơ thể và 32% cho chăm sóc tóc. Ngành chăm sóc cá nhân của Việt Nam cũng tăng trưởng cao nhất trong khu vực, cao hơn cả Thái Lan, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Trong đó, phân khúc cao cấp chiếm đến 31%.

Bước đệm từ sàn TMĐT cho nền kinh tế số

Không đứng ngoài làn sóng tiêu dùng mới này, các sàn TMĐT cũng có nhiều hỗ trợ cho người mua lẫn nhà bán hàng để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh. Ông Hoàng cho biết: “Là mắt xích quan trọng giữa người mua và người bán, Lazada tiên phong đưa ra mô hình 3E - gồm Easy to buy (dễ mua), Easy to sell (dễ bán) và Easy to deliver (dễ vận chuyển). Mô hình này sẽ thúc đẩy động lực tạo ra ‘tam giác vàng lợi ích’ trong hoạt động: Tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng - tạo cơ hội cho nhà bán - tăng độ tin cậy, uy tín cho sàn”.

xu huong mua sam cuoi nam anh 3

Sàn TMĐT có nhiều chính sách hỗ trợ để tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và tối ưu lợi nhuận cho nhà bán.

Trong đó, “Dễ mua” là những phương thức giữ chân khách hàng thông qua trải nghiệm mua sắm tốt, nhiều chương trình ưu đãi cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao. “Dễ bán” sẽ bao gồm nhiều công cụ, hỗ trợ từ sàn dành cho các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn như cung cấp mặt hàng ở mức giá bình ổn, hỗ trợ doanh nghiệp “lên sàn” hay đào tạo kiến thức kinh doanh trực tuyến miễn phí cho nhà bán. “Dễ vận chuyển” là sáng kiến đưa hàng hóa đến tay người dùng nhanh gọn, tiện lợi, tiết kiệm hơn nhờ hệ thống logistics và giao vận vững mạnh từ Lazada.

Ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết, sáng kiến mô hình 3E này sẽ tạo bước đệm để người tiêu dùng và cả người bán hưởng nhiều lợi ích trong các dịp ưu đãi lớn, đặc biệt là Lễ hội mua sắm 12/12 liền kề và mùa chi tiêu mạnh trong dịp cuối năm. Tâm lý chung muốn tìm kiếm sản phẩm chất lượng với nhiều ưu đãi về giá, dịch vụ hoàn thiện của người dùng là cơ hội để cả người mua và người bán tận dụng lợi thế của mua sắm trực tuyến, thúc đẩy sự phát triển chung của ngành TMĐT trong tương lai.

xu huong mua sam cuoi nam anh 4

Dù theo trường phái mua sắm “trả thù” hay “chánh niệm”, người tiêu dùng đều mong muốn tìm kiếm sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý trong các đợt sale lớn. "Lễ hội mua sắm 12/12 - sale cuối năm wow 90%" diễn ra trên Lazada từ ngày 12/12 đến ngày 14/12 với hàng triệu sản phẩm chất lượng giảm giá đến 90%. Trong đó, nhiều loạt deal 1 đồng, đồng giá từ 12.000 đồng cùng combo khuyến mại mua 1 tặng 1 được tung ra dịp này.

Ngoài ra, mức giảm giá có thể đến hàng triệu đồng với loạt voucher tích lũy 800.000 đồng; voucher Lazada đến 1,2 triệu đồng vào 0h, 9h, 12h, 20h mỗi ngày; voucher nhà bán hàng giảm 12%; đối tác thanh toán như ngân hàng và ví điện tử; voucher freeship, club cùng loạt deal giảm giá khác như LazCoins và hoàn tiền max đến 24%.

Độc giả tham khảo và chọn những sản phẩm tốt với giá giảm đến 90% trên Lazada tại đây.

Giang Nghiên Dương

Bình luận

Bạn có thể quan tâm