Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giấc mơ siêu tên lửa Bulava của Nga thành hiện thực

Sau 14 năm chờ đợi, siêu tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava với tầm bắn 8.000km và có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân đã vượt qua các cuộc thử nghiệm gắt gao nhất để chính thức góp mặt trong quân đội Nga vào tháng 10 tới.

Giấc mơ siêu tên lửa Bulava của Nga thành hiện thực

Sau 14 năm chờ đợi, siêu tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava với tầm bắn 8.000km và có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân đã vượt qua các cuộc thử nghiệm gắt gao nhất để chính thức góp mặt trong quân đội Nga vào tháng 10 tới.

>>Nga tiến hành thử nghiệm lần cuối ‘siêu tên lửa’ Bulava
>>Nga cần ít nhất 1 năm để sửa chữa tàu ngầm hạt nhân bị cháy
>>Tàu ngầm hạt nhân Nga gặp nạn vì… tàu cá

Giấc mơ siêu tên lửa mang tên Bulava kéo dài 14 năm của Nga cuối cùng cũng đã trở thành hiện thực. Tên lửa liên lục địa Bulava cùng với hai tầu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc Dự án 955 Borei mang tên Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky cũng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trong tháng 10 tới.

Tên lửa Bulava trong một lần thử nghiệm.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anatoly Serdyukov cho biết, Bulava sẽ là một trong bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga trong nửa đầu thế kỉ này. Những cuộc thử nghiệm từ mặt đất và từ tàu ngầm thành công đã cho phép Bulava chính thức lọt vào biên chế của quân đội Nga trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Bulava còn phải trải qua hàng loạt vụ thử nghiệm cuối cùng, dự kiến được tiến hành trong mùa hè năm nay. Tuy nhiên trước đó, vụ phóng thử thành công từ tàu ngầm nguyên tử chiến lược Yury Dolgoruky hồi cuối năm ngoái đã đưa Nga đến gần với giấc mơ Bulava hơn bao giờ hết.

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao kế hoạch phát triển loại tên lửa mới lại có thể kéo dài tới 14 năm, lâu nhất trong lịch sử chế tạo vũ khí của Liên Xô và sau này là Nga. Viktor Romadin, một chuyên viên Khoa học kỹ thuật cho biết: “Tên lửa Bulava được nghiên cứu chế tạo từ năm 1998. Câu chuyện về ý tưởng của việc sáng tạo loại tên lửa mới cho Hải quân Nga này là sự tò mò lớn nhất. Tôi đã theo dõi quá trình phát triển tên lửa Bulava trong nhiều năm và đi tới kết luận rằng, những vụ thử nghiệm thất bại là do tổ chức hơn là lỗi kĩ thuật.”

Bulava là loại tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu cứng phức hợp D-30. Nó được thiết kế chuyên dụng trên tàu ngầm thuộc Dự án 955. Các hoạt động nghiên cứu chế tạo Bulava được bắt đầu vào năm 1998 tại Viện nghiên cứu Kỹ thuật nhiệt Moscow. Cũng tại đây, loại tên lửa Topol-M đình đám của Nga đã được nghiên cứu sản xuất trong những năm 1989-1997. Tuy nhiên, Topol-M là loại tên lửa phóng từ mặt đất, trong khi Viện nghiên cứu Kỹ thuật nhiệt Moscow lại ít có kinh nghiệm chế tạo tên lửa phục vụ cho hải quân, nhất là loại được phóng từ tàu ngầm.

Các quan chức thời bấy giờ đã quyết định Viện nghiên cứu Kỹ thuật nhiệt Moscow phát triển một loại tên lửa mới phóng từ dưới biển dựa vào Typol-M. Bulava được “thai nghén” trong thời kì nước Nga bị chìm sâu trong suy thoái. Việc ông Putin trở thành tổng thống Nga năm 2000 đã góp phần vực dậy nền kinh tế, nhưng lại không thể làm gì đối với việc nghiên cứu phát triển Bulava, bởi những khoản tiền khổng lồ đã được rót xuống nhằm phục vụ nghiên cứu.

Đó được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến việc phát triển Bulava kéo dài kỉ lục. Tuy nhiên, sau 14 năm, tên lửa Bulava cũng đã được chế tạo thành công, với kì vọng sẽ mang lại sức mạnh tác chiến mới cho hải quân Nga.

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm