Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá xăng dầu giảm: Phải công khai các DN không giảm cước

Thời gian vừa qua, báo chí, dư luận xã hội phản ánh rất nhiều về việc giá xăng dầu liên tục giảm nhưng giá cước vận tải vẫn chậm giảm theo diễn biến của giá nhiên liệu đầu vào.

Trao đổi với báo chí ngày 9/9, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Trước bối cảnh giá xăng dầu liên tục giảm từ đầu năm, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ GTVT với chức năng quản lý giá chuyên ngành, UBND tỉnh với chức năng quản lý giá tại địa phương triển khai tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn, trong đó có việc yêu cầu và giám sát chặt chẽ việc kê khai giảm giá cước đối với dịch vụ vận tải bằng xe ôtô.

- Có thông tin cho rằng, quy định về quản lý cước vận tải tại thông tư liên tịch (TTLT) 152 của liên bộ Tài chính - GTVT có một số bất cập như không quy định khi nào được tăng, khi nào được giảm giá, không quy định tỉ lệ nhiên liệu chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá thành vận tải?

- Chi phí nhiêu liệu chỉ là một trong rất nhiều chi phí cấu thành giá thành vận tải. Do đó, liên bộ không quy định cụ thể tỉ trọng chi phí nhiên liệu tại TTLT 152. Theo đó, giá cước vận tải bằng xe ôtô do DN vận tải tự quy định và kê khai giá cước, niêm yết giá theo quy định. Trong đó, để tạo điều kiện cho các đơn vị điều chỉnh giá cước linh hoạt, phù hợp với tín hiệu của thị trường, thông tư quy định trong trường hợp tăng, giảm giá trong phạm vi 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, đơn vị không phải thực hiện kê khai lại mà chỉ phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh cho cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá trước khi áp dụng giá mới.

Nhiều hãng taxi tại TPHCM bắt đầu giảm cước từ ngày 9.9.

Nhiều hãng taxi tại TP HCM bắt đầu giảm cước từ ngày 9/9.

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu các đơn vị vận tải kê khai giảm giá mà các đơn vị này vẫn cố tình trây ỳ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào?

- Trường hợp đơn vị không kê khai theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 109 ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn xã hội và người tiêu dùng biết.

- Xin cảm ơn ông!

TP HCM: Giá cước taxi bắt đầu giảm... nhỏ giọt

Ngày 9/9, ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM, kiêm Phó TGĐ Hãng taxi Vinasun - cho biết, Vinasun đã bắt đầu thực hiện giảm cước, với mức giảm 500 đồng/km từ ngày 9/9. Còn theo Công ty CP Tập đoàn Mai Linh, tại thị trường TP HCM sẽ điều chỉnh giảm giá 300- 500 đồng/km (tùy từng loại xe), thời gian giảm từ tối ngày 10/9. Tương tự, Hãng taxi SaiGon Air cũng công bố giảm giá cước 500 đồng/km.


Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam: Theo tôi, giá cước taxi ở Việt Nam hiện đang cao hơn đáng kể so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, giá cước taxi trung bình ở Bangkok (Thái Lan) là 3.800 đồng/km, Manila (Philippines) là 5.700 đồng/km, Jakarta (Indonesia) 6.300 đồng/km và thậm chí ở Singapore cũng chỉ 8.700 đồng/km. Như vậy so với giá cước tại Singapore, một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, giá cước taxi tại Hà Nội (dao động 11.000 - 13.900 đồng/km) đang cao hơn 26,4 - 60% và ở TP HCM (14.500 - 15.500 đồng/km) đang cao hơn 66,7% đến 78,2%.

 

Chây ì giảm cước vận tải: Phạt được!

Nhà xe không giảm cước vận tải theo giá xăng dầu là sai và có thể bị xử phạt, thậm chí buộc nộp ngân sách số tiền thu lợi do định giá bất hợp lý.

 

http://laodong.com.vn/xa-hoi/gia-xang-dau-lien-tuc-giam-phai-cong-khai-cac-doanh-nghiep-khong-giam-cuoc-374247.bld

Theo Nhật Quang/Lao Động

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm