Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá vàng biến động mạnh

Thị trường vàng thế giới và trong nước đang trải qua giai đoạn biến động rất mạnh với nguyên nhân chính đến từ những căng thẳng địa chính trị diễn ra giữa Nga và Ukraine.

Các nhà đầu tư vàng trong nước và thế giới đang trải qua "chuyến tàu lượn" đầy biến động với sự dao động giá cao kỷ lục từ trước đến nay trong chưa đầy 2 phiên giao dịch.

Trên thế giới, giá vàng giao ngay đêm qua có thời điểm tăng vượt mốc 1.970 USD/ounce, nhưng chỉ ít phút sau khi chạm đỉnh, giá lại rơi tự do về dưới vùng 1.890 USD. Hiện tại, giá kim loại quý ghi nhận xu hướng phục hồi trở lại vùng trên 1.910 USD.

Vàng thế giới biến động 100 USD/phiên

Trên sàn Comex, giá hợp đồng vàng tương lai giao tháng 4 đêm qua cũng ghi nhận mức cao nhất ở 1.976,5 USD và thấp nhất ở 1.878,6 USD, tương đương biến động gần 100 USD trong ngày. Hiện tại, giá mặt hàng này cố định ở 1.905,4 USD/ounce, giảm ròng 5 USD so với phiên liền trước.

Trên sàn New York, giá vàng giao ngay cũng đóng cửa phiên 24/2 ở 1.903,5 USD, so với phiên liền trước, giá vàng vật chất tại đây đã giảm 5,4 USD.

Gia vang trong nuoc hom nay anh 1

Giá vàng thế giới phiên 24/2 ghi nhận biến động cao kỷ lục gần 100 USD khi giảm từ vùng trên 1.970 USD xuống dưới 1.890 USD/ounce. Nguồn: Tradingview.

Trong khi đó, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco hiện phổ biến giao dịch ở 1.913,1 USD/ounce, vẫn cao hơn 4,2 USD so với phiên 23/2.

Những biến động chưa từng có trong lịch sử này của kim loại quý có nguyên nhân chính đến từ căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine, sau khi Tổng thống Putin công nhận độc lập với 2 nhà nước tự xưng tại miền Đông Ukraine, đồng thời tiến hành các hoạt động quân sự ở khu vực này.

Không chỉ nhà đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư vàng trong nước cũng được trải qua chuyến tàu lượn tương tự, khi giá vàng miếng hôm qua đã tăng một mạch từ mức 63,9 triệu/lượng lên tới 67,5 triệu, đến sáng nay lại lao dốc về 65,5 triệu đồng.

Vàng miếng vẫn xấp xỉ mốc 67 triệu/lượng

Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) là doanh nghiệp hiếm hoi đứng ngoài biến động cuối ngày hôm qua, khi đóng cửa giá vàng miếng phiên 24/2 ở mức 64,95 - 65,65 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng lần lượt 1,65 triệu (mua) và 1,75 triệu (bán) so với cuối ngày 23/2.

Đến sáng nay, SJC tiếp tục tăng giá mua vào vàng miếng lên 66,05 triệu/lượng, cao hơn 1,1 triệu đồng so với chiều qua. Giá bán ra cũng được SJC niêm yết ở 66,95 triệu đồng, tăng 1,3 triệu mỗi lượng.

Xét trên biểu đồ hàng ngày, đây là mức giá cao nhất trong lịch sử mà SJC từng đưa ra với mặt hàng vàng miếng. Chỉ trong 2 ngày gần nhất, giá vàng tại đây đã tăng 3,05 triệu đồng và cao hơn 3,7 triệu đồng so với cuối tuần trước.

Chuyến tàu lượn của giá vàng trong nước thể hiện rõ nhất ở biểu đồ tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI khi đây là doanh nghiệp có giá đóng cửa vàng miếng cao nhất hôm qua.

DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG MIẾNG TẠI DOJI
Nguồn: DOJI; Tổng hợp
Nhãn20/2Sáng 21/2chiềuSáng 22/2chiềuSáng 23/2chiềuSáng 24/2chiềuSáng 25/2Hiện tại
Mua vào triệu đồng/lượng 62.3562.3562.462.56362.962.9562.9565.26465.7
Bán ra
63.2563.263.263.463.763.6563.763.767.565.566.8

Cụ thể, giá vàng miếng tại DOJI hôm qua khởi đầu từ mức 62,95 triệu/lượng (mua) và 63,7 triệu/lượng (bán). Chỉ trong nửa cuối buổi chiều cùng ngày, giá tại đây đã tăng dựng đứng lên 65,2 triệu/lượng (mua) và 67,5 triệu/lượng (bán), tương đương biến động 3,8 triệu đồng trong ngày.

Diễn biến này khiến những người mua vàng miếng tại DOJI sáng 24/2 đến chiều cùng ngày bán ra đã lãi 1,5 triệu đồng.

Đến sáng nay, giá vàng miếng tại DOJI mở cửa đã lao dốc mạnh 2 triệu đồng, giảm về vùng 65,5 triệu/lượng trước khi ghi nhận xu hướng phục hồi.

Tính đến 10h55, giá vàng miếng được DOJI chấp nhận mua vào ở mức 65,7 triệu/lượng, tăng 500.000 đồng so với chiều qua. Giá bán cũng được doanh nghiệp niêm yết ở mức 66,8 triệu đồng, cao hơn 1,3 triệu so với mức thấp nhất sáng nay, nhưng vẫn thấp hơn 700.000 đồng so với cuối ngày 24/2.

Diễn biến tương tự cũng ghi nhận tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) khi vàng miếng tại đây đóng cửa phiên 24/2 ở mức 65 triệu/lượng (mua) và 66,9 triệu/lượng (bán), cao hơn lần lượt 1,9 triệu và 3,2 triệu đồng so với ngày 23/2.

Đến sáng nay, PNJ đã giảm mạnh giá mặt hàng này về mức 64 - 66 triệu/lượng (mua vào - bán ra). Tuy nhiên, đến 10h45 cùng ngày, giá vàng đã được PNJ điều chỉnh cân bằng trở lại khi tăng 1,5 triệu đồng chiều mua và 700.000 chiều bán, hiện cố định ở 65,5 - 66,75 triệu/lượng (mua vào - bán ra).

Với diễn biến kể trên, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đang bị nới rộng lên mức kỷ lục.

Trong đó, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện chỉ vào khoảng 52,9 triệu/lượng, thấp hơn 14,05 triệu đồng so với vàng miếng trong nước.

Nếu so với vàng nhẫn, giá thế giới hiện cũng thấp hơn 2,5 triệu đồng. Trong đó, giá vàng nhẫn hiện được các doanh nghiệp trong nước bán ra phổ biến ở vùng 55,4 triệu đồng/lượng.

Vì sao giá vàng miếng dễ dàng vượt mốc 67 triệu đồng/lượng?

Trong khi giá vàng thế giới vượt mốc 1.970 USD/ounce, giá vàng miếng tại một số doanh nghiệp trong nước đã lên trên 67 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Giá vàng miếng tăng nóng, bỏ xa mốc 65 triệu/lượng

Việc giá vàng thế giới lên vùng cao nhất kể từ tháng 11/2020 đang giúp giá vàng miếng trong nước tăng mạnh, hiện đã bỏ xa mốc 65 triệu đồng/lượng.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm