Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá mua điện mặt trời tối đa 1.508 đồng/kWh

Mức giá trần của khung giá phát điện áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời là 1.184,9-1.508,27 đồng/kWh, tùy loại hình.

Bộ Công Thương đã có quyết định ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Theo đó, mức giá trần (giá cao nhất) của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,9 đồng/kWh, điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh.

Giá trần áp dụng cho điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh, điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Khung giá này sẽ là cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp thoả thuận giá phát điện theo quy định.

Trước đó, cuối tháng 11/2022, EVN đề xuất giá phát điện với các dự án điện mặt trời trong khoảng 1.187-1.570 đồng/kWh, điện gió dao động 1.590-1.945 đồng/kWh, tùy loại hình. Như vậy, khung giá được Bộ Công Thương quyết định lần này thấp hơn đề xuất EVN.

Loại hình EVN đề xuất Giá trần khung giá (đồng/kWh)
Điện mặt trời mặt đất 1.187,96 1.184,9
Điện mặt trời nổi 1.569,83 1.508,27
Điện gió đất liền 1.590,88 1.587,12
Điện gió trên biển 1.944,91 1.815,95

Theo thống kê của EVN, hiện có 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT (giá mua điện ưu đãi) hết hạn nên chưa có giá bán điện và 5 dự án/phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62 MW đang chờ xác định giá điện.

Trước đó, ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.

Trong đó, thông tư quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông tư này có hiệu lực, chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/1/2021 và các nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/11/2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho EVN.

Hiện, EVN nhận được hồ sơ tài liệu của 102 nhà máy điện mặt trời (4 nhà máy điện mặt trời nổi và 98 nhà máy điện mặt trời mặt đất) và 109 nhà máy điện gió (35 nhà máy điện gió trên biển và 74 nhà máy điện gió trong đất liền).

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

Bộ Công Thương: Đang tính toán mức tăng giá điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết Chính phủ đã giao Bộ phối hợp các bộ, ngành liên quan nghiên cứu phương án đề xuất tăng giá điện của EVN theo đúng Quyết định 24 của Thủ tướng.

EVN lo mất cân đối tài chính nếu không tăng giá điện

EVN đã lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng và kiến nghị Bộ Công Thương cho phép tăng giá điện. Nếu giá điện giữ nguyên, doanh nghiệp lo mất cân đối tài chính nghiêm trọng.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm