Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá heo hơi về đáy một năm

Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cao kỷ lục trong khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm mạnh khiến giá heo trong nước liên tục xuống thấp.

Tại chợ đầu mối TP.HCM heo mảnh loại ngon đang có giá khoảng 67.000-68.000 đồng/kg. Ảnh: Duy Anh.

Giá lợn hơi những ngày gần đây liên tục giảm. Ngày 16/3, tại miền Bắc giá heo hơi ở mức dao động trong khoảng 46.000-49.000 đồng/kg. Khảo sát của Zing, trong vòng một năm qua, từ mức đỉnh hơn 65.000 đồng/kg vào tháng 8-9/2022, heo hơi chỉ còn mức 46.000-52.000 đồng/kg, tùy địa phương. Hiện, giá mặt hàng này đã về mức đáy trong 12 tháng qua.

Heo hơi xuống dưới 50.000 đồng/kg

Cụ thể, ngày 16/3, tại Lào Cai, Yên Bái giá thu mua heo hơi ở mức 46.000 đồng/kg. Các địa phương bao gồm Hưng Yên, Thái Nguyên và Hà Nội duy trì thu mua với giá cao nhất khu vực là 49.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại ghi nhận mức giá heo hơi trong khoảng 47.000-48.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên, giá thu mua mặt hàng này dao động 47.000-51.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Bình Định duy trì thu mua heo hơi cao nhất khu vực với giá 51.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, tại ba tỉnh bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, thương lái đang thu mua với giá 47.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá heo hơi ngày 16/3 cũng dao động trong khoảng 49.000-52.000 đồng/kg. Trong đó, Cà Mau, Bạc Liêu và TP.HCM là ba tỉnh thu mua heo hơi với giá 52.000 đồng/kg - cao nhất khu vực.

Thông tin từ Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, ngày 15/3, lượng heo tiêu thụ tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) khá lớn, khoảng 5.330 con. "Heo mảnh ngon giá khoảng 67.000-68.000 đồng/kg. Trung bình giá dao động khoảng 64.000-65.000 đồng/kg, đặc biệt heo xấu (heo mỡ, quá trọng lượng) giá còn trên dưới 50.000 đồng/kg", đại diện Hiệp hội cho biết.

DIỄN BIẾN GIÁ HEO HƠI TRONG VÒNG 1 NĂM QUA

Nhãn1/3/202221/41/51/61/71/81/91/101/111/121/1/20231/216/3
Giá heo hơi đồng/kg 55000570005800060000570006600065000570005800056000530005200049000

Giá thành sản xuất tăng cao, trong khi giá bán giảm mạnh và kéo dài thời gian qua đang khiến người chăn nuôi heo điêu đứng vì thua lỗ nặng nề. Đơn cử, giá nhiều loại thức ăn công nghiệp dành cho heo đang ở mức rất cao dao động 470.000-750.000 đồng/bao. Giá các loại tấm và cám gạo tăng đáng kể so các năm trước, dao động 400.000-420.000 đồng/bao...

Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhìn nhận trong những năm qua, ngành chăn nuôi của Việt Nam đã và đang chịu thiệt hại nặng nề từ ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi (AFS), dịch bệnh Covid-19, xung đột Nga - Ukraine đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu trên toàn cầu, dẫn tới chi phí logistic tăng cao.

Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cao kỷ lục trong một thời gian dài, không ổn định, dẫn đến giá thành sản xuất chăn nuôi rất cao.

"Trong khi đó, nhu cầu của người dân giảm mạnh, cùng với sự giảm mạnh về nhu cầu tiêu dùng và thực phẩm dẫn tới giá bán sản phẩm chăn nuôi ra thị trường giảm rất mạnh, gây thua lỗ lớn cho toàn ngành. Một con heo xuất chuồng thì các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi đã lỗ tới gần 1 triệu đồng", ông nói.

Cần giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất

Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cũng đã có văn bản kiến nghị khẩn tới Thủ tướng để "cứu" ngành chăn nuôi trong nước.

Theo đó, cơ quan này đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% giúp các doanh nghiệp chăn nuôi tại Việt Nam ổn định mặt bằng giá thành sản xuất trong nước, giữ lợi thế cạnh tranh cho ngành thức ăn chăn nuôi trong khu vực.

"Việc giảm thuế suất như đề xuất gần như không làm giảm thu ngân sách nhà nước do được bù đắp từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, VAT, có thể tăng thêm khi hoạt động sản xuất và sản lượng ngành thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi phục hồi", hiệp hội đánh giá.

Ngày 7/3, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị cơ quan này xem xét kiến nghị của hiệp hội trong quá trình sửa đổi các văn bản liên quan đến thuế nhập khẩu.

gia heo anh 1

Một con heo xuất chuồng thì các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi đã lỗ tới gần 1 triệu đồng. Ảnh: Ngô Minh.

Tại buổi làm việc mới đây với Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng khó khăn của ngành chăn nuôi do nhiều nguyên nhân khiến thị trường tiêu thụ chậm.

"Doanh nghiệp, người chăn nuôi phải đi vào ngành hàng kỹ thuật tuần hoàn như đầu tư cho khâu giống. Bên cạnh đó, phương thức chăn nuôi cũng phải thay đổi, tiếp cận công nghệ mới khép kín, tự động hóa; xử lý được vấn đề môi trường... để tăng sức cạnh tranh cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu", ông Tiến nói.

Ngoài ra, Thứ trưởng cho rằng ngành chăn nuôi cũng phải quan tâm đầu tư sơ chế, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm gắn với chuỗi phân phối để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hàng loạt đại gia muốn kinh doanh heo

Cùng với nhóm doanh nghiệp nước ngoài, thị trường chăn nuôi, chế biến thịt heo đã xuất hiện thêm hàng loạt đại gia trong nước với tham vọng có phần trong thị trường 15 tỷ USD này.

Đại gia nuôi heo đặt tham vọng doanh thu 1 tỷ USD

Sau năm 2022 kinh doanh khó khăn, đại gia chăn nuôi heo - Dabaco - vẫn đặt tham vọng năm 2023 với doanh thu dự kiến đạt 24.562 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 569 tỷ đồng.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm