Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gia đình cái bang của người 'vợ nhặt'

Cả đời bà Diện có lẽ sẽ không biết được cảm giác hạnh phúc lứa đôi là gì nếu không có cái ngày một người đàn ông “nhặt” về làm vợ. Nhưng rồi nó cũng nhanh chóng trôi qua để rồi cuộc đời bà vẫn phải gắn với kiếp "ăn mày".

Gia đình cái bang của người 'vợ nhặt'

Cả đời bà Diện có lẽ sẽ không biết được cảm giác hạnh phúc lứa đôi là gì nếu không có cái ngày một người đàn ông “nhặt” về làm vợ. Nhưng rồi nó cũng nhanh chóng trôi qua để rồi cuộc đời bà vẫn phải gắn với kiếp "ăn mày".

Bất hạnh từ nhỏ

Bốn con người thuộc 3 thế hệ chung nhau “kiếp ăn mày”, sống chen chúc trong một căn nhà nhỏ do tấm lòng thơm thảo của nhiều người bố thí dựng nên. Hàng ngày, mẹ con, bà cháu họ vẫn dắt díu nhau đi khắp mọi ngả đường, xó chợ, nhặt nhạnh những gì có thể bán được hoặc ngả tay xin sự bố thí của người dân. Đó chính là thảm cảnh của “gia đình cái bang” (người dân nơi đây vẫn gọi như vậy) bà Ngô Thị Diện, trú xóm Song Hồng, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Trong cái nắng gắt của những ngày cuối tháng 6, chúng tôi tìm về gặp bà, mới đến đầu xã hỏi đường, những tiểu thương ở chợ chỉ tay về người đàn bà ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu đang cúi lum khom nhặt mấy tấm bìa cát tông. Thấy chúng tôi hỏi thăm, bà bỏ dở cuộc mưu sinh dẫn khách về nhà. “Tổ ấm” của họ là căn nhà nhỏ nằm sâu hút trong con đường hẹp, đầy rác rưởi.

Bốn người, 3 thế hệ chung một cái kiếp "ăn mày".

Căn nhà đơn sơ, không có gì đáng giá nằm nép mình bên một bãi đất trống. Thế nhưng đối với bà Diện, nó là một khối tài sản lớn mà nếu không có lòng hảo tâm của con người thì bà chẳng bao giờ dám mơ tới. Bà cho hay, nhà chật chội là vậy nhưng nó là nơi trú ngụ của 4 mạng người gồm bà, đứa con gái cùng 2 đứa cháu và đều làm nghề ăn xin.

Bà Ngô Thị Diện (SN 1934) sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Hồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Từ nhỏ Diện đã phải đối mặt với những bất hạnh của cuộc đời, bố mẹ mất từ khi còn rất nhỏ nên cô phải đi ở nhờ. Chiến tranh loạn lạc xô đẩy cô gái lang bạt khắp nơi, tuổi xuân cũng trôi qua đi nhanh chóng, thầm lặng trôi qua trong cô độc.

Đến nay bà Diện không còn nhớ rõ mình đã làm thế nào để có thể vượt qua được tuổi thơ dữ dội như vậy, bà chỉ biết cuộc đời của bà sinh ra đã là bất hạnh rồi. Thời đó tưởng chừng như không bao giờ bà biết được cảm giác hạnh phúc lứa đôi vì quá nghèo, ngoại hình xấu xí thì bất ngờ có người thương đến bà.

Bà Diện đắng lòng kể về cuộc đời bất hạnh của mình.

Mối tình "vợ nhặt" và kiếp đời "cái bang"

Thấy bà Diện sống trong cô đơn, nghèo khó, nhiều người dân thương tình nhưng cũng chẳng giúp được gì vì mai mối cũng chẳng ăn thua. Thế rồi, từ một mối lương duyên qua đường, bà bỗng dưng có chồng. Hai phận đời nghèo khổ chắp vá lại về theo nhau về ở mà không có cưới xin, hay nói cách khác bà Diện có chồng là do người đàn ông kia nhặt về. Chồng bà là ông Nguyễn Văn Hóa, trú tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông Hóa đã qua một lần đò nhưng người vợ trước không sinh nổi cho ông được 1 người con dù đã 14 lần mang thai.

Thời gian đầu mới về ở với nhau, ông Hóa tình nguyện vào ở rể tại Hồng Lộc. Nhưng rồi, họ cũng phải dắt díu nhau đi nơi khác để kiếm sống vì không trụ nổi nơi chôn rau cắt rốn. Hai ông bà dắt díu nhau về xã Cương Gián sinh sống trong tình trạng không nhà cửa, không một tấc đất cắm dùi. Họ dựng lên một túp lều tạm bợ ven làng làm nơi trú ngụ, lấy nghề ăn xin làm vốn nuôi thân.

Những tưởng cuộc đời sẽ bớt khổ hơn khi họ tựa vào nhau, thế nhưng đau khổ thay khi đứa con chung của họ là Nguyễn Thị Phương từ khi chào đời đã có những biểu hiện về thần kinh. Sau bao ngày ngóng trông, chờ đợi kết quả của tình yêu, nay thấy con mình như thế, cú sốc tâm lý khiến cho ông Hóa đổ bệnh rồi qua đời khi chị Phương mới 5 tuổi.

Chồng mất, con nhỏ, không nghề nghiệp, không vốn liếng, bà Diện lại dắt con cất bước xin ăn và sống với cái kiếp “hành khất”. Khắp các nẻo đường, góc chợ hai mẹ con họ như hai cái bóng, lầm lũi với tay gậy, tay bị, ngửa tay xin và nhặt nhạnh những gì có thể để làm “no” cái bụng.

Bà Diện sinh ra chỉ được một người con là chị Phương. Thế nhưng chị này cũng không được bình thường, không biết làm gì kiếm sống nên phải theo mẹ đi ăn xin hoặc nhặt nhạnh những gì có thể bán được ít đồng lấy tiền đong gạo.

Người đàn bà khổ hạnh cùng đứa con gái dở người lang bạt khắp nơi cho đến khi chùn chân, mỏi gối. “Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, đôi khi hai mẹ con ôm nhau ngủ thiếp bên vỉa hè nhà ai đó, trên sạp hàng trong chợ hay cạnh những tảng đá to bên bờ biển. Lúc tỉnh dậy lại tiếp tục đi…xin.

“Cuộc đời tôi chưa thấy ai khổ như hoàn cảnh bà Diện cả, nghèo đến nỗi mà không xếp hạng được. Mẹ co bà ấy thuộc lại cùng đinh, bần cùng nhất ở cái xã này, chẳng còn cái khổ nào hơn nữa. Trước đây, họ chen chúc trong một túp lều vẻn vẹn 4 mét vuông với độc nhất một cái giường tre ọp ẹp. Nhìn thảm lắm! Đã thế lại bốc mùi hôi thối nồng nặc, nói xin lỗi cô chứ nhiều khi không ai dám lại gần”, ông Phạm Phúc Đề, xóm trưởng xóm Song Hồng cho hay.

Cứ tưởng sẽ chẳng còn bất hạnh nào hơn thế đối với bà Diện, vậy mà cho đến cái ngày bà phát hiện ra cái bụng của cô con gái dở người cứ lùm lùm rồi to dần lên. “Người bình thường còn biết đường mà hỏi, chứ như nó thì biết hỏi ai…”, bà Diện nghẹn ngào.

Phạm Hòa

Theo Infonet

Phạm Hòa

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm