Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá cổ phiếu các công ty game Trung Quốc đồng loạt lao dốc

Giá cổ phiếu Tencent và các tập đoàn game Trung Quốc lao dốc sau khi truyền thông nước này chỉ trích dữ dội ngành công nghiệp trò chơi điện tử trực tuyến.

Theo Bloomberg, trong phiên giao dịch 3/8, giá cổ phiếu Tencent Holdings sụt giảm tới 11%. Điều đó đồng nghĩa với việc giá trị vốn hóa của Tencent - tập đoàn lớn nhất Trung Quốc - bay hơi tới 60 tỷ USD chỉ trong vài giờ.

Giá cổ phiếu của các công ty game Trung Quốc khác cũng tuột dốc không phanh. Giá cổ phiếu NetEase giảm 8%, XD Inc mất 8,2% và GMGE Technology Group sụt 15,6%.

Trước đó, nhật báo Tin tức Kinh tế - một ấn phẩm của Tân Hoa xã - đăng bài viết mô tả trò chơi điện tử trực tuyến là "nha phiến tinh thần" và "ma túy điện tử", đồng thời kêu gọi chính quyền Bắc Kinh hạn chế ngành này. Bài báo có nhắc đến trò chơi "Honor of Kings" do Tencent phát triển.

co phieu cong nghe Trung Quoc anh 1

Trụ sở chính của Tencent ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Ngay sau đó, Tencent tuyên bố sẽ xem xét khả năng chặn không cho học sinh dưới 12 tuổi chơi game online của hãng. Công ty này cũng cam kết sẽ hạn chế giờ chơi game của người vị thành niên.

Theo Bloomberg, giới đầu tư lo ngại đây là dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc sẽ đặt ngành giải trí online vào tầm ngắm sau khi siết chặt kiểm soát các ngành thương mại điện tử, công nghệ tài chính, gọi xe và đào tạo trực tuyến.

Trong chiến dịch trấn áp này, Alibaba và Ant Group của tỷ phú Jack Ma cũng như Meituan và Didi Global đều đã bị trừng phạt. Do đó, các nhà đầu tư quốc tế ồ ạt bán cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là Tencent.

Giá trị vốn hóa của Tencent đã giảm tới 17%, tương đương 110 tỷ USD, tính từ cuối tuần trước.

Dư chấn cũng lan tới cổ phiếu các công ty game Nhật Bản và Hàn Quốc. Giá cổ phiếu Nexon sụt giảm khoảng 10%. Khoảng 28% doanh thu công ty này đến từ thị trường Trung Quốc.

'Uber Trung Quốc' sa cơ, các đối thủ giành giật khách hàng

Gã khổng lồ gọi xe Didi từ lâu đã thống trị thị trường gọi xe của Trung Quốc. Nhưng khi hãng bị chính quyền Bắc Kinh nhắm đến, các đối thủ tìm cách lôi kéo khách hàng và tài xế.

Tập đoàn gọi xe Trung Quốc trả giá đắt vì thách thức Bắc Kinh

Bắc Kinh đang xem xét hình phạt nghiêm trọng đối với hãng gọi xe Didi - "Uber của Trung Quốc"- sau khi công ty này nôn nóng lên sàn Mỹ dù chưa được sự cho phép của các nhà quản lý.

Thiên Hải

Bạn có thể quan tâm