Tân Cổ là làng nghề nuôi cá chép đỏ từ lâu đời. Hầu như nhà nào cũng có ao, ít thì 1, nhiều đến 3 - 4 ao để nuôi cá giống, đặc biệt là cá chép "phục vụ" ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch). |
Cá được nuôi trước Tết khoảng 5-6 tháng. Thức ăn chủ yếu là rong rêu, sinh vật... nên chi phí thấp. |
Sau khi thu hoạch, cá được phân loại và cho vào ao nước sạch chăm sóc để chờ thương lái đến mua. Cá chép làng Tân Cổ được đóng vào bì nilon, bơm ô-xi đưa đi khắp các tỉnh lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình... để bán. |
Ngoài bán cho các thương lái lớn, dân làng Tân Cổ còn phục vụ cho các tiểu thương lấy hàng ra các chợ lân cận trong vùng bán kiếm lời. |
Cá chép được người bán phân thành 3 loại to, trung bình và nhỏ để bán. Cá chép làng Tân Cổ được các thương lái ưa chuộng vì có màu đỏ óng, to đều, không có đốm đen.
Bà Bùi Thị Lý (47 tuổi, làng Tân Cổ) cho hay, nếu gặp vào năm giá cao, người dân có thể thu lãi cả chục triệu đồng để đón Tết. Tuy nhiên năm nay, giá cá giảm chỉ 80.000-100.000 đồng/kg (năm trước 120.000-130.000 đồng/kg). |
"Dù giá cá có giảm nhưng người nuôi vẫn không lỗ. Lời ít hay nhiều thì nghề này không thể bỏ được. Cái không khí có người ra vào làng mua cá thế này là một phần không thể thiếu được trong dịp Tết ở làng chúng tôi rồi" - bà Lý nói. |
Sáng 22 tháng Chạp, các ao cá chép làng Tân Cổ đã được rút cạn nước, thu hoạch xong. |
Cá chép đỏ được mùa, giá tăng hơn 50.000 đồng/kg
1
Gần đến ngày 23 tháng Chạp, cá chép đỏ ở làng Thủy Trần, xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ được mùa, đem về cho mỗi hộ gia đình thu nhập tăng thêm 20-25 triệu đồng.
Bắt cá chép đỏ chuẩn bị cúng Táo quân
1 1
Người nông dân ở làng nuôi cá chép đỏ lớn nhất miền Bắc đang rộn ràng đánh bắt "phương tiện chở Táo quân chầu trời" trước ngày 23 tháng Chạp.
Cúng Táo quân như thế nào là đúng cách?
1
Người dân Cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp mong cầu các Táo giúp họ giữ “bếp lửa” gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Nhưng cúng như thế nào mới đúng?