Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Gen Digi và những tuyên ngôn tài chính đậm chất 4.0

Tự chủ tài chính sớm, dám thử nhưng “không dễ dãi” và đề cao cái tôi trong mọi trải nghiệm là cách các Gen Digi gián tiếp “vẽ lại cuộc chơi" cho ngành tài chính.

Gen Digi (Digital Generation) là cách gọi gộp chung thế hệ nửa cuối Millennials và Gen Z - những người trẻ sinh ra và lớn lên giữa kỷ nguyên 4.0. Được tiếp xúc với Internet và công nghệ từ sớm, Gen Digi coi trải nghiệm số là một phần tất yếu của cuộc sống hàng ngày và tận dụng triệt để những tiện ích này để tối ưu hoá mọi mặt đời sống. Không chỉ tìm kiếm thông tin, học tập, giải trí, kết bạn hay hẹn hò online, những công dân thế hệ số còn kiếm tiền, tiêu tiền và quản lý tiền ngay trên chiếc màn hình smartphone.

Bên cạnh thay đổi hành vi và các công cụ, cá tính và tư duy tài chính của Gen Digi cũng khác biệt so với các thế hệ trước. Cụ thể, các Gen Digi nghĩ gì khi nói về tiền?

Tư duy quản lý tài chính xuất hiện sớm là đặc điểm nổi bật ở những người trẻ trong thời đại số. Theo một khảo sát của nền tảng nghiên cứu tài chính SingSaver, có đến 85% người trẻ chia sẻ đã bắt đầu tìm hiểu và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi. Trong khi đó, con số này ở thế hệ Millennials chỉ khoảng 41%, tức chưa tới một nửa ở độ tuổi tương tự.

Khảo sát từ công ty thương mại điện tử Afterpay cũng cho thấy 72% người trẻ trong độ tuổi 20-35 muốn kinh doanh riêng, đa dạng hóa nguồn thu nhập từ các nền tảng số. Khái niệm “tự chủ tài chính” ngày càng được trẻ hóa và trở thành mục tiêu của nhiều người ở độ tuổi 20-30, thậm chí sớm hơn. Họ cũng có xu hướng “vội” hơn trong việc đặt thời hạn cho các cột mốc như 25 tuổi mua xe, 35 tuổi sở hữu nhà, 40 tuổi nghỉ hưu...

Theo các nghiên cứu, sự tự do và áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là động lực chủ đạo thúc giục Gen Digi hình thành tư duy về tài chính sớm so với các thế hệ đi trước. Một mặt, câu trả lời nằm ở sự “tự do” mà Internet và hạ tầng của nó mang lại. Thế hệ Digi được tự do tiếp cận thông tin; tự do kết nối, chia sẻ kiến thức; tự do tạo thu nhập qua nhiều hình thức khác nhau như bán hàng online, sáng tạo nội dung, làm influencer, KOC cho các nhãn hàng… Sự tự do trong giao dịch, tiết kiệm, đầu tư thông qua các nền tảng ngân hàng số, Fintech cũng góp phần thúc đẩy tư duy tài chính đến sớm ở thế hệ này.

Mặt khác, mạng xã hội nở rộ cũng đi kèm áp lực trang lứa, hiệu ứng đám đông và hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) nhiều hơn. Những ảnh hưởng diện rộng này vô thức tạo nên sự thay đổi đáng kể trong tâm lý và tư duy của cả thế hệ.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin về các bạn trẻ thành đạt qua phương tiện truyền thông hay báo đài, mạng xã hội. Điều đó tạo ra động lực, nhưng đồng thời cũng là áp lực để người trẻ nỗ lực, cố gắng hơn nữa “bằng bạn, bằng bè”.

Bên cạnh công việc văn phòng, Quốc Hoàng (26 tuổi, TP.HCM) còn đều đặn nhận thêm các dự án freelance (làm việc tự do), đồng thời chủ động tìm hiểu về tài chính và tập tành đầu tư crypto. Mỗi tuần, chàng trai trẻ hầu như “kín lịch” với công việc, các dự án riêng và thời gian đến phòng tập.

MSB anh 1

Lao động hăng say và đầu tư vào bản thân một cách nghiêm túc, nhưng Hoàng cũng không ngần ngại chi mạnh cho những đam mê có phần tốn kém như du lịch đó đây. Anh chia sẻ: “Mình mê xê dịch và có ước mơ khám phá những vùng đất mới trên thế giới. Nhiều chuyến đi chi phí lớn, cũng khó nghĩ lắm mới dám xuống tay book vé, nhưng mình vẫn cảm thấy xứng đáng và không hối hận với những trải nghiệm tại mỗi điểm đến mới mẻ”.

“Mình quan niệm tiền kiếm được không phải để cất mà là để tự do theo đuổi những gì mình yêu thích. Ở chiều ngược lại, ‘nuông chiều’ sở thích cũng giúp mình cân bằng và có thêm cảm hứng, động lực để làm việc, kiếm tiền nhiều hơn”, Hoàng chia sẻ.

Hoàng là ví dụ điển hình cho một thế hệ người trẻ “chịu làm, dám chill”. Khác với thế hệ bố mẹ “dành cả thanh xuân” để dành dụm và tích luỹ, nhiều Gen Digi quan niệm “không chơi đánh rơi tuổi trẻ”, và việc tự thưởng cho bản thân xứng đáng cũng quan trọng không kém cày cuốc kiếm tiền.

Với họ, mục tiêu tài chính về bản chất không phải tài khoản nhiều chữ số 0, mà là gia tăng trải nghiệm sống thỏa mãn chính mình. Cùng tinh thần này, Huệ Chi (23 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Từ ngày đi làm, có thu nhập ổn định, mình tự cho phép bản thân chi tiêu thoải mái hơn thời sinh viên. Mình không tiết kiệm vội mà quan niệm tăng thu phải tăng cả chi, vì tiền có thể kiếm lại, còn những trải nghiệm tuổi trẻ thì không”.

Lớn lên trong thời đại tiền mặt không còn là đầu mối giao dịch duy nhất mà đã lần lượt “di cư” lên màn hình điện thoại, máy tính, Gen Digi đề cao tính thông minh và tinh gọn của các sản phẩm tài chính số, tiêu biểu là quy trình mở thẻ và trải nghiệm sử dụng ứng dụng ngân hàng.

Với những vị khách có tiêu chuẩn cao nhưng cũng dễ thay đổi này, ranh giới giữa hài lòng và kém tiện lợi đôi khi chỉ là vài chục giây của tốc độ mở thẻ, một điểm ngắt quãng trong quy trình online, hay một thao tác cồng kềnh trên app.

Để chinh phục họ, các ngân hàng cần làm mới tư duy và đầu tư mạnh tay trong phát triển sản phẩm. Điển hình là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) với dòng sản phẩm thẻ tín dụng MSB Mastercard mDigi dành riêng cho phân khúc cá tính này.

Với quy trình mở thẻ 100% online, người dùng không cần thiết đến ngân hàng làm thẻ mà chỉ cần 5-10 phút đăng ký qua các thao tác lướt, chạm, scan hồ sơ đơn giản trên smartphone. Sau đó, quá trình kích hoạt/khóa, quản lý thẻ, sử dụng ưu đãi, hoàn tiền và cài đặt các tính năng đặc biệt khác của thẻ cũng được thao tác trên ứng dụng ngân hàng điện tử của MSB, mang lại trải nghiệm nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời quản lý tài chính hiệu quả hơn.

Bên cạnh đặc điểm kể trên, “cá nhân hoá” cũng trở thành từ khoá không thể bỏ qua trong những năm gần đây. Không ai khác, Gen Digi là thế hệ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ xu hướng này, khi “chất riêng” của cá nhân trong mỗi sản phẩm trở thành tiêu chí quyết định có yêu thích sản phẩm hay không. Người trẻ cũng góp phần nâng tiêu chuẩn cá nhân hoá lên một tầm cao mới, không chỉ dừng lại ở phần hình ảnh, mà đi sâu vào mọi phương diện của trải nghiệm.

Tâm lý này gợi nhiều cảm hứng cho cách thức phát triển sản phẩm, dịch vụ của nhiều ngành nghề, trong đó có ngân hàng. Với mDigi nói riêng, cá nhân hoá được lồng ghép trong cả thiết kế thẻ ảo lẫn trải nghiệm cashback (hoàn tiền). Với 5 lựa chọn màu sắc trendy và biểu tượng sóng âm hiện đại, thẻ ảo trở thành một phụ kiện góp phần nói lên cái tôi của người dùng và phong cách năng động mà Gen Digi theo đuổi.

Cùng với đó, chủ thẻ có thể linh hoạt tùy chỉnh các lĩnh vực hoàn tiền theo từng tháng. Các lĩnh vực được lựa chọn bao gồm ăn uống, du lịch khách sạn hoặc thanh toán mua ứng dụng, gói giải trí số. Gen Digi có thể “tự thiết kế” tấm thẻ hoàn tiền theo nhu cầu chi tiêu cá nhân, tối ưu ví tiền với mức hoàn tiền tới 20% chi tiêu theo lĩnh vực lựa chọn.

Ngoài ra hỗ trợ Gen Digi là nhiều tiện ích khác mà MSB mang lại như “hệ sinh thái” ưu đãi, voucher tới 50% của hơn 300 đối tác, tích hợp trên ứng dụng ngân hàng, luôn sẵn sàng để chủ thẻ chi tiêu, hay nhận thêm tài khoản ngân hàng phong cách theo số điện thoại. Nhờ đó, những giao dịch của Gen Digi trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

Là thế hệ chủ nhân tương lai của nền kinh tế, Gen Digi đang chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình bằng những tuyên ngôn tài chính không khoa trương nhưng đầy mạnh mẽ và cá tính. Thị trường dành cho người trẻ đang chờ đón lời hồi đáp từ ngành ngân hàng với những nỗ lực làm mới toàn diện, như MSB đang mang đến với trải nghiệm thẻ mDigi.

Gen Digi cùng độc giả đăng ký và trải nghiệm mDigi tại đây.

Giang Nghiên Dương

Đồ họa: Khôi Khôi

Bạn có thể quan tâm