Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gelex lãi hơn 1.000 tỷ đồng sau khi hợp nhất với Viglacera

Tập đoàn Gelex vừa công bố kết quả kinh doanh quý II nhiều biến động khi lần đầu hợp nhất báo cáo tài chính với Tổng công ty Viglacera.

Doanh thu thuần hợp nhất đạt gần 8.700 tỷ đồng trong quý vừa qua, gấp hơn 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này phần lớn nhờ mảng thiết bị điện tăng trưởng mạnh 74% đạt hơn 5.500 tỷ đồng và chiếm 63% doanh thu.

Ngoài ra Gelex còn có thêm một phần doanh thu hợp nhất Viglacera với giá trị gần 2.950 tỷ đồng (gồm mảng vật liệu xây dựng và bất động sản khu công nghiệp). Ngược lại tập đoàn mất đi nguồn thu từ logistics khi đã bán đi mảng kinh doanh này.

Nhờ đó, lợi nhuận gộp trong kỳ đạt 1.378 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên hiệu quả biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 16,8% về còn 15,8%.

Hoạt động tài chính tiêu cực hơn khi doanh thu giảm nhẹ trong khi chi phí tăng mạnh, nhất là chi phí lãi vay tăng 61% lên trên 310 tỷ đồng. Ngoài ra chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng đều tăng mạnh 138% và 125% so với cùng kỳ, tiêu tốn tổng cộng gần 640 tỷ đồng.

CƠ CẤU DOANH THU QUÝ II CỦA GELEX
*: Phần hợp nhất với Viglacera
NhãnThiết bị điệnVật liệu xây dựng*Khu công nghiệp*Điện nướcLogisticsKhác
Quý II/2020 Tỷ đồng 31710020038596
Quý II/2021
55061967953243227

Chi phí cao bào mòn dần lợi nhuận, Gelex báo lãi sau thuế gần 521 tỷ đồng, còn tăng 59% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất tăng trưởng 79% lên hơn 13.100 tỷ đồng (do chỉ hợp nhất Viglacera từ quý II). Tác động của chi phí nhỏ hơn giúp lợi nhuận trước thuế đạt 1.012 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng hơn 54% đạt 542 tỷ đồng.

Năm 2021, Gelex đặt mục tiêu tổng doanh thu 28.540 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 1.285 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với năm ngoái. Như vậy tập đoàn tư nhân đã hoàn thành 79% kế hoạch lợi nhuận.

Với việc hợp nhất một tổng công ty lớn như Viglacera, cấu trúc tài của Gelex cũng biến động không nhỏ. Tổng tài sản tăng mạnh 76% lên 47.871 tỷ đồng.

Trong đó, lượng tiền và tương đương tiền đạt gần 3.100 tỷ đồng, gấp 2 lần so với đầu năm. Ngoài ra tập đoàn cũng dành lượng lớn tiền đầu tư vào chứng khoán với giá trị 2.558 tỷ đồng, tăng hơn 940 tỷ so với đầu năm. Các khoản mục tài sản quan trọng khác như hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định... cũng đều ghi nhận mức tăng đáng kể.

LỢI NHUẬN BÁN NIÊN CỦA GELEX

Nhãn6T/20166T/20176T/20186T/20196T/20206T/2021
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 36510136215795291012

Về nguồn vốn, tổng số dư nợ vay tài chính cũng tăng 60% lên hơn 19.400 tỷ đồng, tức tăng vay nợ hơn 7.300 tỷ đồng so với đầu năm. Mức tăng này chậm hơn so với mức tăng tổng tài sản giúp cho Gelex cải thiện được các hệ số nợ.

Vốn chủ sở hữu tăng gấp rưỡi lên hơn 14.230 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 4.882 tỷ đồng tại cuối tháng 6. Riêng chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn nắm giữ trực tiếp 17,7% vốn, bà Đào Thị Lơ (mẹ ông Tuấn) sở hữu 3,07% và công ty MTV Đầu tư Gex (công ty có liên quan với ông Tuấn) sở hữu 13,3% vốn Gelex.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Gelex, tập đoàn này phối hợp với Viglacera - doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản công nghiệp và vật liệu xây dựng để hướng đến mục tiêu trở thành nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Các bên dự kiến cùng nhau phát triển 10 khu công nghiệp mới với tổng quy mô 2.000-3.000 ha, nhằm hiện thực hóa mục tiêu có 20 khu công nghiệp đến năm 2025.

Định hướng chung là mở rộng gấp 1,5 lần - 2 lần diện tích cho thuê trong khoảng 3-5 năm tới, đầu tư khu công nghiệp đặc dụng cận cảng, đầu tư phát triển nhà ở xã hội, tiện ích và hạ tầng quanh khu công nghiệp…

Gelex chính thức thâu tóm Viglacera

Với việc mua vào thành công 18,6 triệu cổ phiếu VGC của Viglacera, Gelex đã chính thức nâng sở hữu tại đây lên 50,2% và trở thành công ty mẹ của nhà sản xuất vật liệu xây dựng này.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm