Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

GDP năm 2021 tăng 2,58%

GDP quý IV ước tăng 5,22% góp phần giúp GDP cả năm tăng 2,58%. Đây là mức tăng thấp nhất giai đoạn 2011-2021.

Sáng 29/12, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2021. Cơ quan thống kê cho biết GDP quý IV ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Như vậy, ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%).

Nhiều ngành dịch vụ giảm sâu

“Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đặc biệt là trong quý III, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh”, Tổng cục Thống kê nhận định.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9% (đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05% (đóng góp 63,8%); khu vực dịch vụ tăng 1,22% (đóng góp 22,23%).

TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2021

NhãnNăm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021
Mức tăng GDP % 6.245.255.425.986.686.216.817.087.022.912.58

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21%; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%... Trong khi đó ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng tới 42,75%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,42%: ngành thông tin và truyền thông tăng 5,97%...

Gần 10.000 doanh nghiệp phải đóng cửa mỗi tháng

Trong năm 2021, cả nước có 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1,61 triệu tỷ đồng, giảm 13,4% về số doanh nghiệp và giảm 27,9% về vốn đăng ký so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8%.

Bên cạnh đó, còn có 43.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên gần 160.000 doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước. Bình quân một tháng có 13.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55.000 doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước. Cũng có 48.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; 16.700 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%.

Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%.

Riêng trong quý IV, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 95,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 16,4% so với quý III.

KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2017-2021

Nhãn20172018201920202021

Tỷ USD 425.12481.91517.26543.9668.5

Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, chiếm 73,6%.

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%.

Trong khi đó, giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020.

Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Xuất nhập khẩu năm 2021 dự báo sẽ lập kỷ lục mới

Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm