Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gặp khó khăn, Thủ tướng Lý Hiển Long sắp kêu gọi bầu cử sớm?

Nhiều người Singapore tin rằng đã đến thời điểm chín muồi để đảng cầm quyền Hành động nhân dân (PAP) kêu gọi bầu cử sớm và tìm ra vị thủ tướng tương lai.

Các chính trị gia Singapore một lần nữa nói về việc lắng nghe người dân nhiều hơn khi lễ kỷ niệm Quốc khánh đang đến gần và những đám mây đen kinh tế đang hội tụ.

Ngoài giới chuyên gia am hiểu có thể dự đoán tương lai chính trị mờ mịt của Singapore, một số người khác tin rằng tình trạng hỗn độn hiện tại có nghĩa là thời điểm đã chín muồi để đảng cầm quyền Hành động nhân dân (PAP) kêu gọi bầu cử sớm.

Thời hạn cầm quyền của Thủ tướng Lý Hiển Long kéo dài đến tháng 4/2021. Tuy nhiên, các nhà bình luận tin rằng ông sẽ tổ chức tổng tuyển cử sớm vào đầu năm 2020.

Nhiều dấu hiệu báo trước về cuộc bầu cử sớm

Theo South China Morning Post, nhà lãnh đạo 67 tuổi đã sẵn sàng để trao lại quyền lực trong cuộc bầu cử sớm. Kể từ khi lên cầm quyền năm 2004, đây sẽ là lần thứ 4 ông Lý dẫn dắt đảng PAP trong cuộc bầu cử.

Sau một vài cuộc tranh giành hiếm hoi ở hậu trường cho vị trí hàng đầu đảng cầm quyền, ông Vương Thụy Kiệt nổi lên như người kế nhiệm sau cuộc bầu cử nội bộ năm 2018. Ngày 1/5, ông được bổ nhiệm làm phó thủ tướng Singapore - bước đệm để trở thành người đứng đầu đảo quốc sư tử.

Singapore bau cu som anh 1
Ông Vương Thụy Kiệt, phó thủ tướng Singapore kiêm bộ trưởng tài chính. Ảnh: Bloomberg.

Dữ liệu về kinh tế hiện tại đang báo hiệu cho sự suy thoái của Singapore, đặc biệt sau những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Có quan điểm cho rằng PAP, đảng nắm quyền trong 6 thập kỷ liên tiếp, là bến đậu chính trị an toàn cuối cùng và những cử tri trung lập đang tỏ ra lưỡng lự trong thời điểm này.

Thêm nữa, đòn bẩy cho cuộc bầu cử sớm là thông báo của ông Vương trong tháng này về một cuộc tham vấn công khai "Singapore Together" nhằm thu thập ý kiến cho các chính sách.

Inderjit Singh, người kỳ cựu trong đảng PAP đã rời khỏi chính trường năm 2015 sau 18 năm làm nghị sĩ, cho biết trong lịch sử đã có 2 lần tổ chức bầu cử sớm. Lần đầu dưới sự ủng hộ của đảng PAP và lần thứ hai là do vướng vào "tâm bão".

"Tôi cảm thấy lần này, đảng PAP sẽ kêu gọi (tổng tuyển cử) xuất phát từ những bất ổn tiềm tàng, phát sinh từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung", cựu nghị sĩ nói.

Những người trong chính phủ đều đồng tình rằng cuộc bầu cử vào năm 2019 là quá sớm bởi vì trong một năm ông Vương vừa phải hoàn thành tư cách phó thủ tướng và triển khai xong chiến dịch tham vấn quốc gia của mình.

Singapore bau cu som anh 2
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng một giải pháp ngắn hạn cho cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không chắc chắn. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, hiện các quan chức chính phủ vẫn cho rằng sẽ không xóa bỏ vai trò của ông Lý và ông Vương trong việc kêu cuộc bầu cử sớm vào quý IV năm nay. Và vì vậy, chính quyền của ông Lý Hiển Long cần phải tiên phong cho cuộc bầu cử vào tháng tới.

Tám đảng đối lập đã ra tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, trong đó, đảng Công nhân giành được 6 ghế. Dù các đảng đối lập trở lại quốc hội vào năm 1984, song PAP vẫn thống lĩnh Singapore như một quốc gia độc đảng trên thực tế.

Một dấu hiệu nữa cho cuộc bầu cử sắp xảy ra là việc phát hành bản đồ khu vực bầu cử. Năm 2015, nó được phát hành chưa đầy hai tháng trước tổng tuyển cử.

Nhà nghiên cứu chính trị Singapore tại Australia, Terence Lee, cho biết sự hội tụ của hàng loạt nhân tố khiến ông tin rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm nay. Một lý do nữa cho cuộc bầu cử vào tháng 9 là "hiệu ứng tốt đẹp" của ngày Quốc khánh vào tháng 8.

Năm nay, ngày Quốc khánh được kỳ vọng sẽ long trọng hơn nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày Thomas Stamford Raffles, Phó thống đốc vùng Đông Ấn Hà Lan, đổ bộ đến Singapore.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tin rằng "những ngôi sao sáng nhất" sẽ xuất hiện trong cuộc bầu cử 2019.

Lòng tin quan trọng khi kinh tế suy thoái

Eugene Tan, nhà quan sát chính trị địa phương lâu năm, cho biết việc phụ thuộc vào cử tri, hy vọng họ coi đảng PAP là lựa chọn an toàn trong bối cảnh suy thoái kinh tế có thể phản tác dụng.

Dữ liệu kinh tế mới được công bố tuần này cho thấy sự suy thoái kinh tế hoặc suy thoái kỹ thuật liên tiếp trong các quý cùng với tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm.

Nằm trong số các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại thế giới nhiều nhất, Singapore đã chịu tổn hại nặng nề bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Con số tăng trưởng kinh tế 1,2% trong giai đoạn từ tháng 1-3 chạm mức thấp nhất trong một thập kỷ. Ngân hàng trung ương đưa ra con số tăng trưởng 1,5-2,5% mỗi năm cho quốc đảo sư tử.

Singapore bau cu som anh 3
Người Singapore vẫy cờ trong cuộc diễu hành ngày Quốc khánh lần thứ 53 vào năm 2018. Ảnh: AFP.

Ông Tan, giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, cho biết "con át chủ bài" phải được sử dụng rất cẩn thận vì nếu cử tri cho rằng đảng PAP đang lợi dụng sự suy thoái kinh tế, cuộc bầu cử sớm sẽ phản tác dụng.

"Nếu cử tri cho rằng đảng cầm quyền đang lợi dụng tình hình suy thoái trong khi cần tập trung vào nền kinh tế, thì điều đó sẽ gây ra những thiệt hại không thể khắc phục", ông nói.

Kỳ hạn và tốc độ của chiến dịch tham vấn quốc gia của phó tổng thống cũng là một điều đáng để phân tích.

Phải thực hiện tốt tham vấn người dân

Woo Jun-jie, giáo sư người Singapore tại Đại học Giáo dục Hong Kong, đề xuất chiến dịch mới (chi tiết chưa được tiết lộ) sẽ là cơ hội tốt đẹp cho ông Vương. Ông Vương Thụy Kiệt là một cựu nhân viên ngân hàng trung ương, đã thoát ra khỏi hình ảnh một người thực dụng và cứng nhắc để "đánh bóng bản thân" thành một người dễ gần hơn với cộng đồng.

Giáo sư Tan cho biết người Singapore sẽ xem xét kỹ lưỡng xem liệu thử nghiệm mới này có phải là “bình mới rượu cũ” hay không.

Theo ông Tan, cuộc thử nghiệm có khả năng mang lại cho PAP cảm nhận tốt về các vấn đề mà người Singapore quan tâm, và lần lượt giúp đảng đưa ra các tuyên ngôn và cam kết.

Singapore bau cu som anh 4
Singapore phải thực hiện tốt tham vấn người dân. Ảnh: Remembering Lee Kuan Yew.

Ông Vương, người đồng thời là bộ trưởng tài chính, nói rằng ngay sau khi ông thăng chức lên phó thủ tướng tháng trước, đảng cầm quyền đã thực hiện các lời hứa của mình, cũng như lựa chọn các ứng cử viên cho cuộc bầu cử sắp tới.

Thủ tướng Lý Hiển Long và người tiền nhiệm Ngô Tác Đống (nhiệm kỳ 1990-2004) sau khi tiếp quản đất nước từ cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, đều cam kết sẽ có những cuộc tham vấn tốt hơn.

Các thủ tướng sau ông Lý Quang Diệu đều định vị bản thân tránh xa sự quản trị độc đoán của một nhà lãnh đạo độc tài.

Ông Vương Thụy Kiệt trong một bài phát biểu sơ lược về chiến dịch mới của mình trong tháng này cho biết tham vấn liên tục sẽ là phong cách quản trị chính của ông.

Cựu nghị sĩ Singh cho rằng ông Vương sẽ có một nhiệm vụ khó khăn hơn so với hai người tiền nhiệm trong việc thuyết phục người Singapore rằng tham vấn sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng.

"Những kinh nghiệm trước đây cho thấy mặc dù có sự thay đổi trong việc tham vấn, song chính phủ vẫn chưa đi đủ xa", ông nói.

"Lần này, Phó thủ tướng Vương và đội ngũ của ông có cơ hội chiếm được lòng tin của người dân Singapore nếu họ thực hiện được đúng và tốt những gì đã hứa. Trước đây, hầu hết quá trình tham vấn đều bị dang dở".

Ông Lý Hiển Long và ông Hun Sen đồng ý không xát muối 'vết thương cũ'

Thủ tướng Singapore gặp người đồng cấp Campuchia tại Bangkok. Hai nhà lãnh đạo đồng ý không "chạm lại vết thương cũ" sau phát biểu gây tranh cãi của ông Lý làm quan hệ căng thẳng.


Thủ tướng phê phán phát biểu của ông Lý Hiển Long về vấn đề Campuchia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định phát biểu của thủ tướng Singapore là không đúng và làm tổn thương Việt Nam cũng như Campuchia.


Hà Lan

Bạn có thể quan tâm