Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gánh nặng lạm phát cản trở phương Tây trừng phạt kinh tế Nga?

Các quan chức phương Tây rơi vào thế khó khi đứng trước áp lực trừng phạt Nga, nhưng tại quê nhà, những lệnh trừng phạt góp phần đẩy lạm phát lên cao, gia tăng nguy cơ suy thoái.

Theo CNN, 3 tháng sau khi Nga đổ quân vào Ukraine, giới chức phương Tây nhấn mạnh rằng họ vẫn cam kết tuân thủ các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhắm vào Moscow.

Nhưng các lệnh cấm đã hạn chế nguồn cung thực phẩm và nhiên liệu, làm gia tăng nguy cơ suy thoái trên toàn cầu.

"Một cuộc suy thoái ở châu Âu có thể ảnh hưởng tới quyết định của châu Âu trong việc leo thang các lệnh trừng phạt hay không?", ông Jason Furman - giáo sư tại Đại học Harvard - bình luận.

Trung phat kinh te anh 1

Khí đốt tự nhiên của Nga chiếm 45% nguồn cung khí đốt của châu Âu vào năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Áp lực trừng phạt Nga

Hôm 25/5, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho biết ông tin tưởng rằng khối này có thể đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu Nga trước cuộc họp tiếp theo diễn ra vào ngày 30/5.

Tuy nhiên, Hungary vẫn là một trở ngại đối với kế hoạch cấm vận của EU. Nước này yêu cầu khoảng 750 triệu EUR (tương đương 800 triệu USD) cho việc nâng cấp các nhà máy lọc dầu và mở rộng đường ống dẫn dầu từ Croatia để có thể giảm phụ thuộc vào dầu Nga.

Ở Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ đảng Dân chủ đang đứng trước sức ép lớn trong việc ngăn lạm phát leo thang. Đó có thể là thách thức đối với những nỗ lực tiếp tục gây áp lực lên Nga.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, các quan chức và doanh nghiệp nhấn mạnh rằng những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có thể là không đủ. Nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng vẫn tăng trưởng tốt hơn dự kiến, một phần do nguồn thu lớn từ dầu và khí đốt.

Điều đó đã cho phép Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất hôm 26/5.

Trung phat kinh te anh 2

Liên minh châu Âu lên kế hoạch cấm nhập khẩu dầu từ Nga - nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới - sau khi Moscow đổ quân vào Ukraine. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, lạm phát đang khiến các nước phương Tây đau đầu. Vào tháng 4, lạm phát hàng năm của khu vực đồng EUR đã đạt mức kỷ lục 7,4%. Lạm phát lần lượt đạt 8,3% và 9% ở Mỹ và Anh.

Một yếu tố lớn đẩy lạm phát lên cao là giá năng lượng. Giá vốn đã tăng lên do nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Nhưng đà tăng được tiếp nhiệt bởi nỗ lực của châu Âu nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Các nước không giáp biển như Hungary và Cộng hòa Séc cho biết cần nhiều năm để chuyển hướng sang những nguồn cung khác. Tuy nhiên, kế hoạch cấm vận dầu Nga có thể được thống nhất trong những tuần tới.

Nỗi lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung đẩy giá tăng cao đáng kể. Trước khi Nga đổ quân vào Ukraine, châu Âu nhập khẩu khoảng 3,4 triệu thùng dầu từ Nga mỗi ngày. Con số đó đến nay đã sụt giảm mạnh.

Cùng với đó, giá lương thực cũng tăng vọt do chiến tranh làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu những mặt hàng chủ chốt như lúa mì và dầu hướng dương.

Gánh nặng lạm phát

Thêm vào đó, các quốc gia trên hầu hết lục địa đã đưa ra những hạn chế và lệnh cấm mới với các sản phẩm từ lúa mì, ngô, dầu ăn đến đường nhằm hạ nhiệt giá cả trong nước. Đó là đòn giáng lớn vào thương mại toàn cầu.

"Tác động của cuộc chiến ở Ukraine ngày càng trở nên rõ ràng hơn", ông Georg Thiel - Chủ tịch Văn phòng Thống kê Liên bang Đức - bình luận.

Tuần này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thừa nhận rằng các quốc gia yếu thế và những nhóm người dễ bị tổn thương là các đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo bà, giá bánh mì ở Lebanon đã tăng 70%. Các lô hàng thực phẩm từ cảng Odessa của Ukraine không thể đến Somalia - nơi đang chống chọi với đợt hạn hán kinh hoàng. Những cuộc biểu tình đã nổ ra ở Peru và Sri Lanka vì giá cả tăng cao.

Tác động của cuộc chiến ở Ukraine ngày càng trở nên rõ ràng hơn

Ông Georg Thiel, Chủ tịch Văn phòng Thống kê Liên bang Đức

Ngay cả ở Mỹ và châu Âu, những hộ gia đình thu nhập thấp thậm chí phải lựa chọn giữa ăn uống và sưởi ấm. Giới quan sát cũng lo ngại rằng chi tiêu lao dốc có thể dẫn tới suy thoái, nhất là khi các ngân hàng trung ương đang nâng lãi suất để kiểm soát giá cá.

"Rất nhiều người đang đối mặt với những rủi ro thực sự", bà Gabriela Bucher - Giám đốc điều hành Oxfam International - bình luận. Ngay cả ở các nước giàu, nhiều người vẫn phải chật vật để đáp ứng những nhu cầu cơ bản.

Các quan chức Mỹ, châu Âu và những tập đoàn lớn tin rằng chiến thắng của Ukraine là rất quan trọng. Với họ, cuộc chiến tàn khốc cần phải đi đến hồi kết.

"Khó có thể thấy vấn đề nào thu hút sự quan tâm như thế này", ông David Rubenstein - tỷ phú sáng lập Carlyle Group - nhận xét. Ông cho rằng điều này không thể thay đổi quan điểm của mọi người, dù các đòn trừng phạt có khả năng góp phần đẩy lạm phát lên cao.

Tuy nhiên, theo ông Mujtaba Rahman - Giám đốc điều hành tại Eurasia Group, mối lo ngại sẽ phình to nếu áp lực trừng phạt Nga leo thang. Chẳng hạn, có thể có thêm những lời kêu gọi về lệnh cấm hoàn toàn đối với khí đốt tự nhiên của Nga - vốn chiếm 45% nguồn cung khí đốt của châu Âu vào năm ngoái.

Các doanh nghiệp cũng lo ngại về áp lực lạm phát ngày càng tăng. Nói với CNN, ông Herbert Diess - CEO của Volkswagen - thừa nhận rằng trong vòng 6-12 tháng nữa, tác động từ đà tăng của giá nhiên liệu và thực phẩm sẽ không được thể hiện đầy đủ. "Chúng ta cần đạt được điều gì đó từ những lệnh trừng phạt", ông nói.

Đến nay, chúng ta chỉ đi từ lệnh trừng phạt này đến lệnh trừng phạt khác. Nhưng điều này sẽ được kết thúc như thế nào?", vị CEO của hãng xe Đức bình luận.

Lạm phát và lãi suất tăng cao bóp nghẹt các nền kinh tế lớn

Các chỉ số kinh tế của những nền kinh tế lớn và giàu nhất thế giới đều lao dốc trong tháng 5. Lạm phát và lãi suất tăng cao đã triệt tiêu sức mạnh tiêu dùng.

Kinh tế thế giới đối mặt thách thức lớn nhất kể từ Thế chiến II

Theo người đứng đầu IMF, xung đột Nga - Ukraine kéo tụt tăng trưởng toàn cầu, đẩy giá cả leo thang, khiến thế giới nghèo đi và đối mặt nhiều nguy cơ hơn.

Gia xang dung yen hinh anh

Giá xăng đứng yên

0

Từ 15h ngày 12/12, giá xăng RON 95 chỉ tăng 30 đồng lên 20.590 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 23 lần tăng giá và 27 lần giảm giá.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm