Trong số đó, chỉ có 29,1% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị phù hợp, và ngay cả khi được điều trị, chỉ 37,9% bệnh nhân được kiểm soát tốt. Trước thực tế này, chương trình “Shine - Tỏa sáng vì bệnh nhân hô hấp” được xây dựng để hỗ trợ bệnh nhân hen phế quản có thể chủ động quản lý triệu chứng hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng trở nặng phải nhập viện khi vào đợt kịch phát, từ đó được sống với hơi thở bình thường mỗi ngày. Đây là một phần trong chiến lược hợp tác toàn diện nhằm thiết lập hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe số giữa GSK Việt Nam và FPT Long Châu.
Theo đó, ngày 24/5, FPT Long Châu và GSK Việt Nam đã cùng triển khai chương trình giáo dục trực tuyến “Chủ động kiểm soát hen cho cuộc sống dễ thở hơn” với sự phê duyệt về mặt y khoa của Hội Hô hấp Việt Nam. Đồng hành trong chương trình là PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan - Phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM. PGS.TS.BS Tuyết Lan là một trong những chuyên gia đầu ngành lĩnh vực hen phế quản và tiên phong trong việc hỗ trợ xây dựng các đơn vị quản lý hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan - Phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM - đồng hành cùng chương trình. |
Thông qua chương trình giáo dục trực tuyến “Chủ động kiểm soát hen cho cuộc sống dễ thở hơn”, với sự phê duyệt về mặt y khoa của Hội Hô hấp Việt Nam, FPT Long Châu và GSK Việt Nam hy vọng nâng cao được nhận thức bệnh hen trong cộng đồng.
Trong chương trình, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan đã trao đổi về các triệu chứng của hen phế quản và những đối tượng nguy cơ, đồng thời giới thiệu bộ câu hỏi tầm soát giúp khán giả có thể chủ động đánh giá nguy cơ mắc hen của mình.
PGS.TS.BS Tuyết Lan cũng chia sẻ kinh nghiệm về một trong những vấn đề lớn đối với bệnh nhân hen phế quản là tuân thủ điều trị. Thuốc cắt cơn giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm triệu chứng và co thắt đường thở, nên bệnh nhân thường có xu hướng chỉ sử dụng thuốc này và bỏ quên thuốc kiểm soát.
Điều này rất nguy hiểm vì lúc này tình trạng viêm nền của bệnh hen phế quản không được điều trị, bệnh nhân không kiểm soát được bệnh và hoàn toàn có thể lên cơn hen cấp bất cứ lúc nào. Do đó, bệnh nhân cần lên kế hoạch hợp lý để có thể tận hưởng cuộc sống như những người bình thường khác.
Ngoài ra, những can thiệp không dùng thuốc có thể hỗ trợ bệnh nhân hen phế quản được PGS.TS.BS Tuyết Lan khuyến cáo bao gồm: Ngưng hút thuốc và phơi nhiễm với khói thuốc lá; hoạt động thể chất; phòng tránh các dị nguyên có thể gây kích phát cơn hen; tiêm vaccine phù hợp.
Thông điệp cuối cùng PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan gửi tới khán giả là hen phế quản không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán đúng và tuân thủ với tư vấn cũng như toa thuốc của bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn kiểm soát được triệu chứng, học tập và làm việc như bao người khác. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động với tình trạng bệnh của mình để có cuộc sống dễ thở hơn.